1035.3.3 Tái tạo quy trình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 28)

5. Văn hóa trong định hƣớng với khách hàng

1035.3.3 Tái tạo quy trình doanh nghiệp

5.3.3. Tái tạo quy trình doanh nghiệp

Cảm hóa chỉ là một bước trong quá trình gây dựng và phát triển một nền văn hóa mới trong kinh doanh. Để gắn kết nhân viên, những nhà quản lý phải thay đổi và chứng minh những gì đang làm.

Khi khách hàng và nhân viên đều nhận thấy rằng Doanh nghiệp nên làm điều gì đó tốt hơn, hãy cho họ thấy rằng Doanh nghiệp đang thực sự bắt tay vào hành động. Doanh nghiệp có thể tái thiết lập mức kỳ vọng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng cho khách hàng. Những thay đổi có thể bắt nguồn từ bên ngồi hoặc nội bộ.

Ví dụ, phản hồi từ phía khách hàng có thể giúp tạo nên một mơ hình kinh doanh mới. Điều có ý nghĩa rất to lớn với những người trong cấp quản lý. Nhưng lại có thể khiến khách hàng thấy phức tạp hoặc phiền phức. Thay vào đó, người quản lý có thể tham khảo cách nhìn nhận vấn đề của những nhân viên có đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng trong kinh doanh hiện đại. Đây cũng là lúc doanh nghiệp tạo cơ hội cho những nhân viên giỏi. Hãy chia sẻ những thay đổi này với những nhân sự thích hợp nhất. Mọi thay đổi bạn đầu sẽ có phần khó khăn, nhưng khi tất cả nhân viên của bạn đều đồng lịng thì điều này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng lớn cho toàn doanh nghiệp.

5.3.4. Xem xét kỹ những tiêu chí đánh giá

Bất kể doanh nghiệp hay người kinh doanh có dùng tiêu chuẩn gì để đo mức thành cơng trong kinh doanh, thì việc tập trung vào khách hàng cũng là một trong những thước đo đó. Mức độ hài lịng, phàn nàn, hay giải pháp thường được sử dụng như một cách giúp các doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết vấn đề của khách hàng.

Tuy nhiên, nhân viên của doanh nghiệp có thể phát hiện ra những cách thông minh để hiểu khách hàng và phân tích được mối quan hệ với những khách hàng đó. Hãy để nhân viên tự nhận định mối quan hệ giữa khách hàng và Doanh nghiệp thay vì người quản lý tự áp đặt cách nhìn.

Khách hàng sẽ không quan tâm doanh nghiệp mất bao lâu để giải đáp những thắc mắc. Khách hàng cần những nhân viên tư vấn quan tâm và hiểu rõ vấn đề họ gặp phải. Nếu khách hàng chưa thấy mong muốn của họ được giải quyết thì đây vẫn cịn là vấn đề với Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)