142 nghiệp Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66)

3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức trong kinh doanh

142 nghiệp Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để

nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với „'đạo đức kinh doanh" và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn đến có những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh gây ành hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng một thị trường, một lĩnh vực. Cũng chính vì thế mà uy tín kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ bị xâm phạm bởi những đối thủ cạnh tranh “xấu chơi". Lợi nhuận và thị phần đạt được bằng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh không được các doanh nghiệp trong ngành và xã hội chấp nhận. Lợi dụng câu nói "thương trường là chiến trường", một số doanh nghiệp đã tìm mọi cách làm suy yếu đối thủ bằng nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh.

Thương trường ngày càng phát triển và cùng với đó là những mặt trái của nó cũng thể hiện ngày càng rõ nét hơn. Trước một cuộc đấu thầu lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh, các hành vi "chơi không đẹp” vi phạm pháp luật kinh doanh thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng để thu lợi cho riêng mình. Cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thể hiện ờ hành vi ăn cắp bí mật thương mại của cơng ty đối thủ. Đó là hình thức “bỏ vấn để gặt hái từ những nơi họ khơng hề gieo cấy và tìm cách biến thành của mình những thành quả lao động của những người bỏ cơng gieo trồng".

Ngồi ra, các đối thù cạnh tranh còn sử dụng nhừng biện pháp thiếu văn hố khác để hạ uy tín của cơng ty đối thủ. Ví dụ như dèm pha hàng hố của đổi thủ cạnh tranh. Hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ. Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, thậm chí hối lộ để tìm cách khơng cho cịng ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới. cỏ doanh nghiệp tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ. Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên. Những hành vi như vậy thề hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh nhân, có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)