131 Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 56)

3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức trong kinh doanh

131 Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên

Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để thành lập một danh mục khách hàng tiềm năng. Hoặc sử dụng các số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng một cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này đòi hỏi thu thập và sử dụng thơng tin cá nhân về khách hàng, do đó đã vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng. Hoạt động nghiên cứu thị trường cịn có thể bị lợi dụng để thu thập thơng tin bí mật hay bí mật thương mại.

+ Những thủ đọan phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh:

Cố định giá cả: Đó là hành vi hai hay nhiều công ty hoạt động trong cùng một thị trường thoả thuận về việc bán hàng hoá ở cùng một mức giá đã định.

Phân chia thị trường: là hành vi các đối thủ cạnh tranh không cạnh tranh với nhau trên cùng một địa bàn hay thoả thuận hạn chế khối lượng bán ra.

Hai hinh thức trên là vơ đạo đức vì chúng gây rối loạn cơ chế định giá trung thực qua việc ngăn cản thị trường hoạt động, tạo điều kiện hình thành độc quyền bằng cách tạo thuận lợi cho người bán, loại trừ điều kiện cạnh tranh.

Bán phá giá: Đó là hành vi định cho hàng hố của mình những giá bán thấp hơn giá thành nhằm mục đích thơn tính để thu hẹp cạnh tranh.

Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá khác để hạ uy tín của cơng ty đối thù. Ví dụ như dèm pha hàng hố của đối thủ cạnh tranh. Hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ.

Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh khơng chi trước mắt mà cịn cả lâu dài.

3.1.3. Đạo đức trong hoạt động kế tốn, tài chính

Các kế toán viên cũng liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phải đối mặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, các khoản phí “khơng chính thức" và tiền hoa hồng.

Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ khi cơng ty kiểm tốn nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của cơng ty kiểm tốn trước đó, hoặc so với mức phí của các cơng ty khác đưa ra, khả năng xảy ra nguy cơ do tư lợi là đáng kể, điều này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trừ khi cơng ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm toán viên hành nghề đủ khả năng thực hiện công việc trong một thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 56)