139 họ chủ động phát hiện triệu chứng và tìm cách xử lý sớm hơn Như vậy cả doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 64)

3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức trong kinh doanh

139 họ chủ động phát hiện triệu chứng và tìm cách xử lý sớm hơn Như vậy cả doanh

họ chủ động phát hiện triệu chứng và tìm cách xử lý sớm hơn. Như vậy cả doanh nghiệp và người lao động đều được lợi.

Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động doanh nghiệp sẽ phải chi phí khá lớn để mua sắm trang thiết bị an toàn, để cải thiện mơi trường làm việc, để chăm sóc y tế và bảo hiểm để mở các lớp đào tạo, phổ biến về an tồn lao động và y tế cơng nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm những khoản chi phí này dẫn đến người lao động phải làm việc trong một điều kiện, môi trường bấp bênh. Điều này cũng là phi đạo đức.

- Lạm dụng của công, phá hoại ngầm

Nếu chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương khơng tương xứng...) sẽ dẫn đến tình trạng người lao động khơng có trách nhiệm với cơng ty, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm. Một nhân viên kế tốn của cơng ty có thê ăn cắp bằng cách khi chuyển tài khoản qua đường dây điện thoại vẫn sừ dụng mã nhập cũ mặc dù đã được công ty ủy quyền hủy bỏ để làm lợi cho cá nhân,

Một nhân viên trong bộ phận R&D đem bán bí mật thương mại cho cơng ty đối thủ. Một nhân viên phịng kế hoạch cố thể tiết lộ một chương trình hay một dự án mới của cơng ty. Một nhân viên phịng kinh doanh cỏ thể câu kết với đại lý bán hàng để tăng hoặc giảm giá ngồi mức cơng ty cho phép. Vì thế tăng cường đạo đức của chủ doanh nghiệp sẽ giảm thiểu sự phá hoại ngầm của nhân viên.

Ngày nay, người lao động được làm việc với những phương tiện, thiết bị hiện đại. Bên cạnh những nhân viên sử dụng hợp lý các phương tiện đó (điện thoại, các phương tiện thơng tin cơng nghệ cao) trong công việc vẫn tồn tại hiện tượng lạm dụng vào mục đích cá nhân. Khắc phục tình trạng này một số công ty đã lắp đặt các thiết bị theo dõi hoặc cho người giám sát. Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp này sẽ làm cho nhân viên càm thấy có áp lực. Do đó giảm năng suất cơng việc và có thể gây tai nạn lao động. Trong trường hợp này, hành vi giám sát, theo dõi của công ty trở thành phi đạo đức vì vi phạm quyền riêng tư của người lao động.

3.2.3. Khách hàng

Khách hàng chính là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)