2. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
2.3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhăn viên
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tuơng lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chửc của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một mơi trường lao động an tồn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên. Các chương trình cải thiện mơi trường đạo đức có thể là chương trình “gia đình và cơng việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc chứ khơng chây ì, “chỉ làm cho xong cơng việc mà khơng có nhiệt huyết" hoặc làm việc “qua ngày đoạn tháng", không tận tâm đối với những mục tiêu đề ra của tổ chức bởi vì họ cảm thấy mình khơng được đối xử cơng bằng.
Môi trường đạo đức tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng hình ảnh của một cơng ty đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, các nhân viên thấy cơng ty của mình tham gia tích cực vào các công tác cộng đồng sẽ càm thấy trung thành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bản thân họ. Khi các nhân viên cảm thấy mơi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt