130 “giúp bảo vệ”, “giúp chống lại”, “giúp bạn cảm thấy” Người tiêu thụ sẽ nhìn

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 54 - 55)

3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức trong kinh doanh

130 “giúp bảo vệ”, “giúp chống lại”, “giúp bạn cảm thấy” Người tiêu thụ sẽ nhìn

“giúp bảo vệ”, “giúp chống lại”, “giúp bạn cảm thấy”. Người tiêu thụ sẽ nhìn nhận những quảng cáo này là vơ đạo đức bởi vì đã khơng đưa ra được những thông tin cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định khi mua sản phẩm; hay bởi những quảng cáo này đã hoàn toàn lừa dối khách hàng.

Quảng cảo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vè đẹp của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên.

Những quảng cáo nhắm vào những đối tượng nhạy cảm như người nghèo, trẻ em, trẻ vị thành niên làm ảnh hường đến sự kiểm soát hành vi của họ và những quảng cáo nhồi nhét vào người tiẽu dùng những tư tưởng về tình dục, bạo lực và quyền thế. Đó là những qng cáo mang theo sự xói mịn nền văn hố.

Tóm lại, quảng cảo cần phải được đánh giá trên cơ sở quyền tự do trong việc ra những quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, trên cơ sở những mong muốn hợp lý của người tiêu dùng và đặc biệt phải phù hợp với môi trường văn hố - xã hội mà người tiêu dùng đang hồ nhập.

+ Bán hàng phi đao đức:

Bán hàng lừa gạt: sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bản lẻ dự kiến” trong khi chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà. Hoặc là giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho người tiêu dùng tin rằng giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định mua.

Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “mới", “đã cải tiến', "tiết kiệm nhưng thực tế sản phẩm khơng hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về cơng dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn... gây hiểu lầm đáng kể cho người tiêu dùng.

Nhử và chuyển kênh: Đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một "mồi câu” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn.

Lôi kéo: Là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu họ không muốn mua và không cần đến bằng cách sừ dụng các biện pháp bán hàng gây sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì. Chảng hạn như các nhân viên bán hàng được huấn luyện riêng và những cách nói chuyện với bài bản được soạn sẵn một cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)