Bối cảnh xã hội Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 37 - 43)

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 54.474

km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước), được giới hạn từ 107002 đến 109005 kinh độ đông và từ 11013 đến 15015 vĩ độ bắc. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, phân bố lần lượt kể từ bắc vào nam là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng và Lâm Đồng. Với vị trí nằm trung tâm miền núi nam Đơng Dương, địa thế hiểm yếu, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông bắc Campuchia và duyên hải Nam trung bộ nên Tây Nguyên giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phịng, an ninh và mơi trường sinh thái.

Đến tháng 4/2009, Tây Nguyên hiện có 61 đơn vị cấp huyện, 702 đơn vị cấp xã, 6.899 thơn, bn, làng, tổ dân phố (có 2.497 bn, làng đồng bào các tộc người thiểu số) với hơn 5,11 triệu dân, trong đó các tộc người thiểu số hơn 1,8 triệu người[31]. Tây Nguyên là khu vực đa dạng nhất về các thành phần dân tộc, tồn vùng hiện có 46 dân tộc anh em sinh sống, chiếm gần 35% tổng dân số.

Tây Ngun có 3 dạng địa hình chính: núi, cao ngun, thung lũng. Rừng nhiệt đới phát triển mạnh, tuy đã bị thu hẹp rất nhiều bởi nạn phá rừng nhưng vẫn còn đáng kể và là một thế mạnh quan trọng về kinh tế. Đất đai địa hình, khí hậu Tây Ngun đa dạng, độ cao trung bình của tồn vùng so với mặt nước biển từ 400- 1.000m. Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây thời tiết

diễn biến thất thường, mùa mưa kết thúc sớm hơn, lượng mưa giảm nên thường xuyên xảy ra khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Về kinh tế: kinh tế Tây Nguyên hiện nay vẫn là nền kinh tế nơng nghiệp,

trong đó nổi bật với một số cây trồng mang tính chủ lực như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, ngơ, sắn, v.v. Kể từ khi có Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 và Quyết định số 168/2001/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn việc phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội, giải quyết đất đai và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống đối với đồng bào vùng Tây Nguyên được quan tâm hơn, bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét. Các xã đặc biệt khó khăn từng bước đáp ứng về đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế (có 98,6% số xã đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia, có trạm y tế, có mạng lưới y tế cộng đồng, có trường tiểu học. Với Chương trình 135 và một số chương trình lồng ghép khác, Chính phủ đã đầu tư vào các xã và hàng trăm thơn, bn, làng đặc biệt khó khăn, bình qn 2,5 tỷ đồng/xã/năm để giúp các phát triển về giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá…). Tốc độ phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên trung bình năm 2010 gần 13%, cao hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/năm. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn triển khai nhiều mơ hình chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp và cùng với các chính sách khuyến nơng, khuyến lâm đã tạo điều kiện cho đồng bào các tộc người thiểu số áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đã tự túc được lương thực, phát triển chăn nuôi, trồng cây cơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập ngày càng tăng, nhiều hộ sắm được tư liệu sản xuất như máy cày, máy bơm nước, máy xay xát và đồ dùng sinh hoạt đắt tiền như ô tô, xe máy, ti vi…

Tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiện nay Tây Nguyên vẫn là một trong những khu vực kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Công nghiệp vừa đơn điệu vừa phân tán, kỹ thuật lạc hậu; sự tác động của công

nghiệp đối với nơng nghiệp và nền kinh tế cịn ít ỏi. Thương mại, dịch vụ chủ yếu theo kiểu truyền thống hoạt động nhỏ, lẻ, chưa gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp một cách thống nhất. Nông nghiệp tập trung phần lớn vào trồng trọt, nhưng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng, lâm nghiệp cịn chậm. Những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường nên có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát, phá vỡ quy hoạch chung. Nhiều nơi đổ xô đi mua đất, phá rừng trồng cao su, cà phê làm cho rừng bị tàn phá, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm. Kinh tế phát triển chủ yếu ở vùng đô thị, gần đường giao thơng cịn ở vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung các tộc người thiểu số còn lạc hậu. Ở những vùng này sản xuất nông nghiệp nương rẫy, tự túc, tự cấp, hái lượm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất, hiệu quả thấp. Sự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn đối với vùng sâu, vùng xa cịn ít và mờ nhạt; ngồi ra vẫn cịn một bộ phận tộc người thiểu số định cư nhưng du canh; tồn vùng hiện nay có 350.739 hộ nghèo, trong đó các tộc người thiểu số chiếm trên 80%[32].

Về văn hóa - xã hội: Lịch sử cư trú, cư dân Tây Nguyên có thể chia thành 2

lớp người khác nhau: những người cư trú sau và những người sinh sống lâu đời- được gọi là các tộc người “bản địa”. Thuộc vào loại thứ nhất có người Kinh, thêm vào đó là một bộ phận đồng bào các tộc người từ miền bắc di cư vào như: người Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’mông,... Người Kinh bắt đầu lên Tây Nguyên vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đến nửa đầu thế kỷ XX, các tộc người thiểu số vẫn là cư dân chiếm đa số, người Kinh rất ít chỉ có khoảng 5%. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ- Ngụy ở miền Nam, dân số người Kinh ở vùng Tây Nguyên tiếp tục gia tăng, nhanh và nhiều hơn trước. Rồi cùng với q trình mở mang đơ thị, phát triển giao thơng, ngày càng có nhiều người Kinh lên Tây Nguyên làm ăn, thấy đất đai trù phú, màu mỡ nên nhiều người đã sinh cơ lập nghiệp và trở thành cư dân của vùng đất này. Hiện tại, người Kinh chiếm đa số ở Tây Nguyên (khoảng 65%), họ cư trú rộng khắp nhưng tập trung đông nhất ở các khu vực thuận lợi, các thành phố, thị xã và ven các trục đường giao thơng lớn. Cùng với người Kinh cịn có một số tộc người thiểu số từ miền Bắc vào, phần đông họ mới chuyển cư trong khoảng 30- 40 năm

nay, đặc biệt là khi chiến tranh biên giới Việt- Trung bùng nổ, trong đó người Nùng, người Tày là đơng hơn cả và tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng.

Những người được coi là bản địa ở Tây Nguyên có khoảng 13 tộc người, trong đó một số tộc người lớn như: Bana, Xêđăng, Giẻ- Triêng, J’rai, Êđê, M’nơng, Mạ, K’hor, Churu, v.v. được chia thành 2 nhóm ngơn ngữ: Môn- Khme và Malayô- Pôlinêxia. Sau năm 1975, với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến nay ở Tây Nguyên có khoảng 46 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống. Họ sống chan hoà, đan xen, đồn kết, các tộc người thiểu số Tây Ngun đã có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt văn hóa. Với kết cấu tổ chức xã hội cổ truyền, các tộc người Tây Nguyên sống gắn bó với bn, làng (Plei) một cách chặt chẽ và ổn định. Có thể coi văn hóa của các tộc người thiểu số là văn hóa làng, mặc dù đã từ lâu các bn, làng Tây Nguyên được tích hợp vào tổ chức- quản lý chung thống nhất, trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở, hoặc đơn vị kinh tế- sản xuất nhưng nếp sống buôn, làng tiếp tục tồn tại. Cách cư trú trong làng cũng là một điểm đáng chú ý, các ngôi nhà bao giờ cũng tập trung, rất gần nhau, có khi san sát nhau thuận tiện cho những sinh hoạt chung của cộng đồng, đảm bảo cho mỗi thành viên thường xuyên có mối liên hệ với cộng đồng và tạo nên sự gắn bó của các tộc người Tây Nguyên với làng, bằng lòng với cuộc sống ở làng, ngại đi xa làng. Đồng thời, tạo nên ý thức cộng đồng rất đậm nét trong tâm thức của người Tây Nguyên[33].

Các tộc người thiểu số rất coi trọng “Già làng” của mình- vị thủ lĩnh cơng xã xưa. Đối với các tộc người thiểu số, bất kể tộc nào, già làng vẫn cần thiết, vẫn có uy tín và ảnh hưởng riêng biệt. Mặc dù khơng cịn ngun vị thế của mình nhưng các già làng vẫn tiếp tục là chỗ dựa tinh thần tin cậy của mỗi cộng đồng dân cư, được mọi thành viên khác nể vì, nghe và làm theo. Họ là những người “cầm cân nảy mực” trong việc bảo vệ phong tục tập quán và gìn giữ luật tục của cha ơng (ở nhiều nơi, luật tục vẫn cịn đóng vai trị điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu và được các tộc người dùng làm cơ sở xét xử theo lề lối tự quản của buôn, làng). Khoa học, kỹ thuật đã và đang dần dần thâm nhập vào Tây Ngun, miền đất này đã hình thành

đội ngũ trí thức. Số người có trình độ học vấn cao trong các tộc người thiểu số ngày càng tăng lên nhưng tình trạng phổ biến là: các hoạt động thực tiễn trong đời sống của các tộc người vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác như: lịch thời gian, mùa vụ, thời tiết, chữa bệnh, trồng trọt, chăn ni, v.v. Chính lớp người già là đại diện tập trung hơn hết về kinh nghiệm và tri thức dân gian tại từng cộng đồng và truyền lại cho lớp trẻ, khơng chỉ có vậy họ cũng là lớp người am hiểu hơn về phong tục tập quán, về văn hóa của dịng tộc. Trên cơ sở những ưu điểm và tính tích cực của người già trong cộng đồng đã nảy sinh và tồn tại từ lâu một lẽ đương nhiên, dễ hiểu: thói quen “lão quyền” tiếp tục tồn tại như một tập tục, điều đó giải thích vì sao ở các địa phương, cán bộ thường phải tranh thủ sự đồng tình, hưởng ứng của các già làng, thậm chí cịn sử dụng uy tín của họ đối với dân làng [34].

Văn hố cổ truyền của các tộc người Tây Ngun là nền văn hố hình thành trên cơ sở nền kinh tế nơng nghiệp, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, gắn bó hồ quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấn ấn của chế độ mẫu hệ và tàn dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thuỷ. Dù đang ở giai đoạn thấp của sự phát triển kinh tế- xã hội, nhưng các tộc người ở Tây Nguyên rất giàu khả năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật. Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên, người ta sẽ nhớ ngay đến sắc thái văn hóa cộng đồng với nhà Rơng và các nhà sàn theo nhiều kiểu dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hàng ngày, các công cụ sản xuất và các nhạc cụ dành cho lễ hội như Cồng, Chiêng, ngồi ra cịn có các nhạc cụ để biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật như Đàn đá, Đàn tơrưng, Klơngput,... Bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền các tộc người Tây Nguyên là các hình thức và hoạt động văn hố phi vật thể- có vai trị rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là yếu tố làm cân bằng đời sống xã hội và con người [35]. Văn hoá cổ truyền Tây Nguyên đa số tồn tại dưới dạng văn hoá dân gian. Các lễ hội cứ nối tiếp nhau từ mùa xuân năm nay đến năm sau như đâm trâu (Groongk’po), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), cúng đất làng, lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, múa khiên, đánh cồng, đánh chiêng. Ca

hát là một nhu cầu lớn trong đời sống tinh thần của các tộc người thiểu số, họ hát trên nương, trên rẫy; hát ru con, ru em; hát trong lễ hội, hát cả nơi đám ma. Mỗi tộc người đều có một số điệu hát thích hợp với các tâm trạng và hoàn cảnh.

Đời sống tâm linh của các tộc người Tây Nguyên rất phong phú mà các nhà nghiên cứu dân tộc học gọi là tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”. Quá trình thâm nhập tơn giáo ngoại lai bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX nhưng đến nay chỉ còn một bộ phận theo đạo Ki-tơ và đạo Tin lành, cịn phần đơng vẫn giữ tín niệm vạn vật hữu linh. Hiểu theo tín ngưỡng của các tộc người Tây Nguyên, thế giới có rất nhiều siêu nhiên ẩn tàng vơ hình trong vạn vật. Lực lượng ấy được quy tụ chung gọi là Yàng (Giàng- thần linh). Với quan niệm của họ thì thế giới là thế giới đa thần (thần núi, thần cây, thần sông, thần mặt trời, thần rừng, thần bản mệnh, thần ruộng nương, thần sét, thần nhà, thần làng...). Họ cho rằng thế giới này ngày xưa đã tác động và chi phối rất sâu sắc đến đời sống ở cõi trần, mọi hành vi, cách xử của con người đều có sự giám sát của thần linh, con người trong cuộc sống ln bị đe dọa thì sự cầu mong có lực lượng khác che chở, phù trợ là lẽ đương nhiên, vì vậy Yàng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi. Xuất phát từ những tín niệm trên nên các tộc người thường cầu, cúng nhiều, những nghi thức tín ngưỡng- tơn giáo thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần nhưng hiện diện hầu hết trong mọi khía cạnh sinh hoạt và là một phần quan trọng nổi bật trong đời sống của các tộc người thiểu số Tây Nguyên.

Về chính trị: Hiện nay, âm mưu của các thế lực thù địch là tập trung kích

động tư tưởng ly khai, tự trị, gây bạo loạn làm cho Tây Nguyên mất ổn định để lấy cớ can thiệp. Mặc dù đồng bào các tộc người thiểu số được tuyên truyền, giải thích về bản chất và âm mưu của tổ chức phản động “Nhà nước Đề ga” nhưng do sự tác động từ bên ngoài và bọn xấu ở bên trong đã làm cho một bộ phận đồng bào nhận thức chưa đúng đắn về chủ trương, chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Thậm chí một số đồng bào các tộc người thiểu số có lúc, có nơi tỏ ra nghi ngờ với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, do vậy đồng bào ngại tiếp xúc với chính quyền hoặc các tổ chức đồn thể chính trị- xã hội. Những năm gần đây, nhất là từ năm 2011 trở lại đây, với âm mưu, thủ đoạn, các lực lượng thù

địch đã không ngừng thực hiện việc chia rẽ khối đoàn kết dân tộc giữa người Kinh và các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Sau sự kiện bạo loạn chính trị tháng 4- 2004, một bộ phận tộc người thiểu số tham gia gây rối chưa thực sự yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống, hịa mình với cộng đồng. Trước âm mưu “Diễn biến hịa bình” và một số vấn đề nhạy cảm về tôn giáo, dân tộc, một bộ phận thanh niên, phụ nữ dao động, tin theo sự lừa bịp của kẻ thù, nhận thức, tư tưởng lệch lạc, sống ỷ lại, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thậm lý bị lôi kéo vào những hoạt động chống đối chính quyền, tụ tập đọc kinh, truyền đạo trái phép. Việc một số đối tượng vượt biên ra nước ngoài trước đây thường xuyên gửi tiền, hàng về cho người thân đã tạo ra sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 37 - 43)