Thực trạng tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 48 - 50)

Tây Nguyên hiện nay

Để phát huy tối đa tiềm năng và sự đóng góp của phụ nữ vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị nhằm nâng cao địa vị của giới nữ trong xã hội, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ thực trạng hoạt động của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở mức độ nào, để từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực trợ giúp họ phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhìn lại lịch sử phát triển, Việt Nam là một trong những nước sớm có mơi trường thuận lợi cho việc thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy sự phát triển của phụ

nữ. Ngay từ năm 1930, khi mới ra đời, Đảng đã đánh giá đúng khả năng và vai trò to lớn của phụ nữ “Cách mạng muốn thành công phải huy động được quảng đại quần chúng phụ nữ tham gia”. Từ đó trong mỗi giai đoạn lịch sử, tùy theo nhiệm vụ chính trị cụ thể của cách mạng, Đảng có những Chỉ thị, Nghị quyết riêng về cơng tác vận động phụ nữ để hướng dẫn, lãnh đạo và phát huy tiềm năng của phụ nữ. Đường lối chủ trương của Đảng phù hợp với nguyện vọng thiết tha của phụ nữ là đấu tranh cho độc lập tự do, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Phương châm, phương pháp cách mạng trong từng thời kỳ đã phù hợp với khả năng và thế mạnh của phụ nữ, vì vậy vượt qua hy sinh, thử thách, vai trò, vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định.

Đối với địa bàn Tây Nguyên, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào tại Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Pleiku năm 1946, phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên luôn sát cánh cùng với nhân dân vượt qua khó khăn, gian khổ thực hiện thành cơng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng quê hương, buôn làng giàu đẹp. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mặc dù thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ln tìm cách biến địa bàn Tây Ngun thành cứ điểm quân sự để đàn áp phong trào cách mạng và ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Khu ủy khu 5 và chính quyền cách mạng, phụ nữ các tộc người thiểu số đã phát huy cao độ truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên cường bám đất, giữ làng, tích cực tăng gia sản xuất, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu… góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch giải phóng Tây Nguyên và đại thắng mùa xuân năm 1975.

Sau khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, phụ nữ các tộc người thiểu số cùng với quân và dân các dân tộc Tây Nguyên tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua hàn gắn và khắc phục hậu quả chiến tranh, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn gian khổ, hăng say, học tập, lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp

tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương. Những năm qua đã xuất hiện nhiều tấm gương tốt, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ngày càng có nhiều chị sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều cán bộ nữ có sự trưởng thành, đảm đương nhiều trọng trách, cương vị quan trọng trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể từ tỉnh đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w