Trong quá trình tiến đến sự bình đẳng tiến bộ của phụ nữ, vai trò của các cơ quan hoạch định chính sách là vơ cùng quan trọng, đặc biệt là đối với việc sửa đổi, bổ sung, ban hành những chính sách liên quan đến vấn đề giới. Đối với các tỉnh Tây Ngun, bên cạnh các chính sách chung cần có những chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của vùng đồng bào các tộc người thiểu số, nhất là phụ
nữ các tộc người thiểu số, có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của khu vực này. Trước hết, Nhà nước cần chú trọng đến các chính sách về giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn, kiến thức xã hội và trình độ chun mơn, nghề nghiệp cho phụ nữ và trẻ em gái. Thực tế cho thấy, hiện nay trình độ học vấn của phụ nữ các tộc người thiểu số rất thấp, cịn 16% mù chữ, số cịn lại đa phần có trình độ cấp I, cấp II. Học vấn thấp dẫn tới việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại; học vấn thấp dẫn tới việc nhận thức, thái độ và hành vi về vấn đề chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình khó khăn... và suy rộng ra, học vấn thấp chính là ngun nhân của sự đói nghèo và bất bình đẳng giới. Muốn vậy, Nhà nước cần tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lý đối với công tác giáo dục- đào tạo; cần có chính sách khuyến khích các trẻ em gái đến trường bằng cách trợ cấp học bổng, cung cấp sách vở, miễn giảm học phí... Đồng thời, cải cách chương trình, nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng là phụ nữ các tộc người thiểu số.
Ngồi chính sách về giáo dục- đào tạo, Nhà nước cần có chính sách về tạo việc làm nâng cao thu nhập cho phụ nữ các tộc người thiểu số. Vấn đề việc làm và thu nhập của đồng bào các tộc người thiểu số đang là vấn đề quan tâm trên địa bàn Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, số dân bước vào độ tuổi lao động khá cao, nguồn lao động hiện có khoảng gần 900 ngàn người, vẫn cịn khoảng hơn 120 ngàn lao động chưa có việc làm, trong đó hơn 50% là phụ nữ. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích chị em và các tổ chức, đồn thể xã hội sáng tạo trong việc tìm kiếm ngành nghề mới, khơi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống có hiệu quả, mở rộng xuất khẩu lao động ra nước ngoài, phát triển dịch vụ du lịch... khi chị em có việc làm, tăng thu nhập, ổn định về kinh tế thì chị em mới có thể quan tâm đến các vấn đề khác; nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của phụ nữ là tạo điều kiện cho chị em tham gia các hoạt động xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách mở rộng và tổ chức tốt các dịch vụ công, nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của đồng báo các tộc người thiểu số, góp phần tích cực giúp phụ nữ giảm bớt gánh nặng trong đời sống gia đình, để
tập trung sức lực và trí tuệ, khả năng cho cơng tác, học tập và lao động nhất là trong thời gian đầu lập nghiệp, xây dựng gia đình, sinh con và ni dạy con. Có như vậy mới tạo điều kiện, động lực để phụ nữ đóng góp trí tuệ, tài năng phụ vụ đất nước và thiết thực nâng cao được hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.