Tham gia phong trào của các tổ chức chính trị-xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 61 - 64)

Thời gian qua, trong mỗi giai đoạn cụ thể, các tổ chức chính trị- xã hội ở Tây Nguyên phát động nhiều phong trào thi đua phù hợp tình hình thực tế. Từ năm 2005 trở lại đây các phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" của Đồn Thanh niên, phong trào “Nơng dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng” của Hội Nơng dân; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư”... được triển khai rộng khắp và lồng ghép với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thu hút sự tham gia của hàng trăm ngàn đoàn viên, hội viên phụ nữ các tộc người thiểu số[45].

Ngoài các phong trào lớn, các tổ chức đồn thể cịn quan tâm hỗ trợ phụ nữ các tộc người thiểu số phát triển kinh tế gia đình. Bằng cách tín chấp vốn với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế, các đoàn thể đã hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng cho chị em vay để đầu tư phát triển sản xuất. Song song với việc cho vay vốn, các tổ chức đoàn thể đã phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến các kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ cây giống, con giống, phân bón... cho chị em. Được hỗ trợ vốn và kỹ thuật, nhiều phụ nữ biết cách làm ăn trở thành những người sản xuất giỏi, thu nhập của gia đình từ 200-300 triệu đồng/năm; đã có hàng chục ngàn phụ nữ các tộc người thiểu số thoát nghèo.

Cùng với hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các đồn thể cịn hướng dẫn chị em xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe; bảo vệ mơi trường, sử dụng nước sạch; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; tham gia cơng tác xã hội, từ thiện ở địa phương; xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; thành lập các tổ, nhóm phụ nữ tín dụng- tiết kiệm; tu sửa trường học, giếng nước, giọt nước; quét dọn vệ sinh đường làng ngõ, xóm... thu hút đơng đảo chị em phụ nữ các tộc người thiểu số tham gia.

Ngồi các hoạt động chung, các đồn thể cịn tổ chức một số hoạt động đặc thù trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mơ hình “Làng thanh niên lập nghiệp”; “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số kiểu mẫu”, “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số tiên tiến” được xây dựng ở Gia Lai, Kon Tum; phong trào xây dựng “thơn/làng văn hóa”, mơ hình kết nghĩa giữa phụ nữ dân tộc Kinh với phụ nữ dân tộc thiểu số được triển khai ở tất cả các tỉnh, đến nay đã có gần 1.800 chi hội phụ nữ dân tộc thiểu số kết nghĩa với chi hội phụ nữ dân tộc Kinh. Các hoạt động này đã tạo được mối quan hệ gắn bó, thắt chặt tình đồn kết trong phụ nữ các tộc người, góp phần thực hiện có hiệu

quả chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng. Với nhiều phong trào, nhiều hoạt động, các đoàn thể nhân dân ở Tây Nguyên đã tập hợp được một lực lượng lớn đoàn viên, hội viên tham gia vào tổ chức, tỷ lệ tập hợp đoàn viên của Đoàn Thanh niên là 63,4%, Hội nông dân 54,94%, Hội phụ nữ 64%, Hội Cựu chiến binh 73,51%, cơng đồn 81% [46].

Phong trào và hoạt động của các Hội đoàn thể đã rèn luyện cho phụ nữ các tộc người thiểu số cả về kiến thức xã hội lẫn kỹ năng giao tiếp. Nếu như cách đây hơn 10 năm, tại phần lớn các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kon Tum, khi cán bộ xuống thôn/làng mở các lớp tập huấn và tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho bà con, lúc được cán bộ hỏi hoặc trao đổi, phụ nữ mắc cỡ không trả lời, thường chỉ cười hoặc “gật và lắc“, rất ít chị phát biểu ý kiến, vì vậy nhiều lúc cán bộ khơng hiểu được chị em nghĩ gì, muốn gì mặc dù khơng phải là chị em không biết, không nghe được tiếng phổ thông. Nguyên nhân chủ yếu là chị em chưa quen nói trước đám đơng, hoặc do khơng hiểu, khơng nắm được kiến thức, nói ra sợ sai, mọi người chê cười... về nhược điểm này, hiện nay chị em đã khắc phục nhiều, ngày một tiến bộ hơn bởi lẽ chị em được tham gia nhiều lớp tập huấn, nhiều buổi sinh hoạt và được tiếp cận với đài, báo, ti vi nhiều hơn.

Từ thực tiễn, chúng ta có thể khẳng định, tham gia vào hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội, kiến thức của phụ nữ các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên được nâng lên rõ rệt, nhờ các phong trào, các buổi sinh hoạt, chị em có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm lao động sản xuất, về kiến thức nuôi dạy con, xây dựng cuộc sống gia đình...; thơng qua các hoạt động, chị em mạnh dạn nói lên tiếng nói của bản thân mình và của giới mình; được đề đạt tâm tư, nguyện vọng, đồng thời có điều kiện cống hiến khả năng, tiếp tục phát huy vai trị, vị trí của mình trong gia đình và ngồi xã hội. Tuy nhiên, hiện nay một vấn đề đặt ra là trong các buổi hội, họp, chưa khuyến khích được nhiều phụ nữ tham gia thảo luận, bàn bạc và đề xuất ý kiến nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; bên cạnh đó, nhiều nội dung kiến thức đã tuyên

truyền, phổ biến nhưng chị em ít nhớ, chậm hiểu; mức độ thay đổi hành vi còn hạn chế. Vấn đề này đòi hỏi Mặt trận và các đồn thể ở Tây Ngun khơng ngừng đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 61 - 64)