Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ nữ các tộc người thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 87 - 89)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy sự tham gia của phụ nữcác tộc người thiểu số vào hoạt động chính trị ở Tây nguyên hiện nay các tộc người thiểu số vào hoạt động chính trị ở Tây nguyên hiện nay

3.2.1. Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ nữ cáctộc người thiểu số tộc người thiểu số

Về giáo dục- đào tạo: trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các cấp ủy Đảng và chính quyền rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí cho nhân dân. Mục tiêu giáo dục đào tạo ở Tây Nguyên là xóa mù chữ cho nhân dân, đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo cán bộ các tộc người thiểu số. Giáo dục là cách đầu tư hiệu quả nhất cho tương lai, do vậy, tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ và trẻ em gái đi học ngồi sự bình đẳng về giáo dục, cịn tạo ra một lực lượng phụ nữ có trình độ học vấn.

Tăng cường giáo dục, đào tạo cho phụ nữ các tộc người thiểu số có ý nghĩa quan trọng vì họ là những người trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc con cái trong gia đình. Một người phụ nữ có kiến thức, có trình độ học vấn cao ni dạy con cái sẽ

tốt hơn, sẽ tạo ra một thế hệ tương lai có thể chất và phẩm chất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Học vấn của phụ nữ khơng chỉ ảnh hưởng đến tương lai con cái mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nâng cao năng lực của phụ nữ. Muốn như vậy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác giáo dục- đào tạo cho các tộc người thiểu số, trong đó quan tâm đến đối tượng phụ nữ và trẻ em gái. Nhà nước cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tăng cường mở các lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi (15-40) bị mù chữ; tổ chức các loại hình đào tạo vừa học, vừa làm, vừa nâng cao trình độ học vấn, vừa lao động sản xuất tạo ra sản phẩm, kết hợp tốt giữa học với hành; phân ra nhiều giai đoạn để đào tạo. Phấn đấu đạt tỷ lệ đi học tương đương giữa trẻ em trai và trẻ em gái thuộc mọi thành phần dân tộc; khuyến khích và có chính sách thu hút phụ nữ các tộc người thiểu số ở các ngành học kỹ thuật trong các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng, đại học.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ các tộc người thiểu số: Trong giai đoạn hiện nay, nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ các tộc người thiểu số khu vực Tây Nguyên cần tập trung vào các kiến thức về pháp luật, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, kiến thức về bình đẳng giới. Đồng thời, vận động chị em nâng cao cảnh giác trước những âm mưu “diễn biến hịa bình” của thế lực thù địch. Cơng tác tuyên truyền của các tổ chức chính trị- xã hội, nhất là Hội phụ nữ các cấp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và sâu rộng; khai thác tối đa công năng của phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, sách, báo; tăng cường tuyên truyền trực tiếp xuống tận thôn, buôn, làng... nội dung thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của từng tộc người. Việc biên soạn tài liệu học tập phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và được in song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng và thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, biện pháp tuyên truyền “trực quan sinh động”, thông qua gương người tốt, việc tốt; thơng qua hình thức lễ hội, giao lưu văn hóa, nghệ thuật quần chúng, phát huy vai trị của già làng, trưởng thơn trong cơng tác tuyên truyền. Các cấp Hội phụ

nữ tăng cường phối hợp với Đài truyền hình phát sóng các kiến thức bình đẳng giới, kiến thức pháp luật bằng các thứ tiếng dân tộc phổ biến trong vùng như: Bana, Xêđăng, J’rai, Êđê, K’ho... Bên cạnh đó, đào tạo và xây dựng được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đáp ứng được u cầu cơng tác tun truyền, ngồi kiến thức, kỹ năng, đội ngũ này phải am hiểu phong tục tập quán của đồng bào các tộc người thiểu số.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w