Khuyến khích phụ nữ các tộc người thiểu số tham gia vào các vị trí lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 81 - 84)

lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương

Để khuyến khích phụ nữ các tộc người thiểu số tham gia vào các vị trí lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương, theo tôi cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân nâng cao nhận

thức, quan điểm về bình đẳng giới, về vấn đề dân tộc trong cơng tác cán bộ nữ góp phần làm cho phụ nữ các tộc người thiểu số ở nước ta phát triển về mọi mặt, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các tộc người về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, thực hiện quyền bình đẳng, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Trước mắt, Tỉnh ủy các tỉnh Tây Nguyên tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng về bình đẳng giới, về vai trị, vị trí của phụ nữ, cán bộ nữ. Tun truyền để tồn xã hội thừa nhận vai trị, vị trí của phụ nữ trong q trình phát triển của xã hội, trong việc góp phần đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó tập trung tuyên truyền Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Luật Bình đẳng giới; thực hiện tốt các Chỉ thị và Quy định của Đảng về công tác cán bộ nữ.

Theo kinh nghiệm của một số tỉnh thường xuyên có tỷ lệ nữ trong cấp ủy từ 15% trở lên cho thấy, trước hết lãnh đạo các cấp ủy Đảng cần thay đổi nhận thức về vai trị của phụ nữ và cơng tác cán bộ nữ. Quan điểm, phương pháp quy hoạch, đào tạo, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ dân tộc thiểu số cũng cần được đổi mới, không hạ thấp tiêu chuẩn nhưng cần có quy định phù hợp; việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ nữ gắn với việc đề bạt, sử dụng. Có thể thấy, ở nơi nào cấp ủy quan tâm và làm tốt cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thì nơi đó cán bộ nữ phát triển tốt, ngược lại, công tác cán bộ nữ sẽ không phát triển, thậm chí cịn giảm sút về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn như tỉnh Kon Tum, nhờ làm tốt và chủ động trong công tác quy hoạch, đào tạo (quy hoạch cán bộ nữ cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015, cấp tỉnh 21,62%, cấp huyện 21,39%, cấp xã 25%) nên trong 3 nhiệm kỳ gần đây, nhiệm kỳ nào tỷ lệ nữ trong cấp ủy cũng đạt từ 15-22%; liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ 2005- 2010 và 2010-2015 đều có cán bộ nữ giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng (Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy…). Việc đánh giá, sử dụng cán bộ nữ phải căn cứ trên tiêu chí hiệu quả cơng việc, xem xét về khả năng và triển vọng của chị em. Đánh giá đúng, kịp thời, quan tâm và chủ động giao việc, chắc chắn sẽ phát huy được tiềm năng của cán bộ nữ và đào tạo được nhiều nữ cán bộ tốt.

Bên cạnh công tác quy hoạch, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ các tộc người thiểu số trong hệ thống chính trị; các địa phương ưu tiên bố trí, sử dụng số nữ học sinh, sinh viên là người dân tộc đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm vào các cơ quan, đơn vị; quan tâm lựa chọn những phụ nữ ưu tú kết nạp đảng để tạo nguồn lâu dài. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ từng lĩnh vực để xây dựng chương trình đào tạo cho sát hợp, “làm việc gì học việc ấy”. Kết hợp các hình thức đào tạo: đào tạo dài hạn đối với cán bộ trong diện quy hoạch lâu dài; bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ đương chức; mở một số lớp đặc biệt đào tạo riêng cho đội ngũ cán bộ nữ các tộc người thiểu số, nhất là cấp cơ sở phục vụ cho yêu cầu của các địa phương với nội dung đào tạo ngắn gọn, phù hợp, thiết thực, chủ yếu là nâng cao kỹ năng thực hành. Cần phải có sự phân định tương đối giữa cán bộ lãnh đạo chính trị và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong bộ máy Đảng và Nhà nước, từ đó mới có cơ sở xác định quy trình tuyển lựa và đào tạo cán bộ.

Ngồi ra, cần có chế độ chính sách ưu đãi tốt hơn nữa đối với cán bộ nữ các tộc người thiểu số, nhất là cán bộ ở các cùng đặc biệt khó khăn và cán bộ cấp cơ sở. Tính chất lao động của cán bộ cơ sở rất vất vả, phức tạp, ngoài quy định chung của

Trung ương, các địa phương cần có kinh phí riêng hỗ trợ thêm. Để tạo điều kiện cho nữ cán bộ các tộc người thiểu số an tâm công tác, tận tuỵ với công việc, cần giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, khen thưởng, học tập, tạo điều kiện làm việc, bảo hiểm,... thoả đáng, có phần ưu đãi tương xứng với cơng lao, cống hiến của họ. Nên chăng, tiếp tục nghiên cứu để ban hành các quy định về cấp đất, giao ruộng, giao rừng, cho vay tín dụng... cho cán bộ dân tộc để hỗ trợ họ đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình.

Cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ việc mà đặt người, chứ khơng vì người mà sắp xếp công việc; phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và đánh giá cán bộ để bổ nhiệm đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường, mạnh dạn bố trí những cán bộ đã được rèn luyện, thử thách và có kinh nghiệm thực tiễn vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.

Hai là, việc tơn trọng phụ nữ và bình đẳng giới khơng chỉ do phụ nữ phấn

đấu để tự khẳng định mình mà phải được nam giới tơn trọng và ủng hộ. Trong gia đình, chồng ủng hộ và tơn trọng ý kiến, sự tham gia của vợ và con gái thì phụ nữ mới mạnh dạn suy nghĩ và bàn bạc. Ở cộng đồng dân cư và cơ quan, đơn vị nếu nam giới, nhất là những người đứng đầu là nam giới biết tôn trọng và ủng hộ thì vai trị của phụ nữ mới được phát huy. Đối với người phụ nữ, khi chị em được phân cơng vào các vị trí quan trọng và giữ chức vụ càng cao thì càng cần đến sự quan tâm, thơng cảm và chia sẻ của người chồng. Ở Tây Nguyên, địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, an ninh chính trị tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định,… địi hỏi người cán bộ lãnh đạo nói chung, lãnh đạo nữ các tộc người thiểu số nói riêng phải đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ, nếu khơng có sự động viên của gia đình thì chị em sẽ rất vất vả.

Quan sát cho thấy, phụ nữ các tộc người thiểu số lo phát triển kinh tế gia đình cho nên bị hạn chế trong tham gia cơng tác xã hội vì vậy, nam giới cũng cần phải chia sẻ việc nhà để bớt gánh nặng chăm sóc gia đình để phụ nữ có điều kiện và thời gian tham gia công tác xã hội nhiều hơn. Mặt khác, khơng chỉ tơn trọng và quan tâm mà chính xã hội và nam giới phải nhận thức đúng đắn tiềm năng, năng lực

và vai trị của người phụ nữ trong q trình phát triển cộng đồng; phải xác định được trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội khu vực Tây Nguyên rất cần đến vai trò của phụ nữ các tộc người thiểu số, để từ đó có những hỗ trợ thiết thực nhằm phát huy tiềm năng của chị em.

Ba là, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của phụ nữ cũng

như tạo điều kiện cần thiết để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình, tham gia và hưởng thụ một cách bình đẳng trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội [53]. Để phụ nữ các tộc người thiểu số thực sự có vai trị, vị trí và đóng góp hiệu quả trong cơng cuộc phát triển thì cần phải tăng cường sự tham gia của họ vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội. Muốn làm được như vậy, Nhà nước cần có các biện pháp giải quyết những nhu cầu cần thiết, trước mắt cho phụ nữ như: điều kiện sống, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, v.v. Sức khỏe là điều kiện cần thiết, là nguồn lực quan trọng cho phép phụ nữ tham gia và hưởng thụ thành quả của quá trình đổi mới, phát triển. Có thể nói rằng, việc phụ nữ mang thai, sinh đẻ đã làm cho q trình phấn đấu của họ khơng liên tục so với nam giới vì vậy trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ cần quan tâm đến thiên chức làm mẹ, sinh con, ni dạy con, chăm sóc gia đình.

Bên cạnh đó, nâng cao mức sống cho phụ nữ các tộc người thiểu số, giải phóng chị em ra khỏi sự bận rộn của công việc nội trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động xã hội, nâng cao nhận thức và trình độ mọi mặt, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần, mở rộng các mối quan hệ xã hội là tạo cơ hội cho họ phát triển... Chất lượng cuộc sống được cải thiện, chị em thoải mái, hạnh phúc họ sẽ làm việc tích cực và năng suất hơn. Điều quan trọng là khi phụ nữ có việc làm, độc lập về kinh tế họ sẽ tham gia ngày càng đông đảo vào quản lý xã hội, tăng cường và nâng cao vai trị, vị thế của mình khi tham gia vào hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w