Trước hết, cần thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc tham gia giám sát của phụ nữ được hiểu là người phụ nữ trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện theo dõi, xem xét, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực thi pháp luật của các tổ chức, cơ quan trong bộ máy của Đảng, Nhà nước. Nói cách khác, giám sát không chỉ là việc phát huy quyền dân chủ của người phụ nữ và các tổ chức của họ, mà cịn là sự huy động và tập trung trí tuệ của người phụ nữ vào giải quyết cơng việc chung của hệ thống cơng quyền trong q trình xây dựng và phát triển đất nước. Việc giám sát của phụ nữ là biểu hiện dân chủ trong việc tổ chức thực hiện quyền lực chính trị - ln hướng về nhân dân từ nền tảng, từ những phương tiện lẫn các mục tiêu 44].
Tại khu vực Tây Nguyên, nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng ln được tạo điều kiện tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền các cấp. Thơng qua các tổ chức đại diện của mình (Hội phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân, Cơng đoàn), chị em giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em; giám sát việc thu và sử dụng các nguồn quỹ do dân đóng góp; các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân... Ở một số nơi chị em đã phản ánh kịp thời những biểu biện sai trái trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của chính quyền; mặt khác các cấp chính quyền đã chú trọng cơng tác kiểm tra, thanh tra, và xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm được chị em phát hiện và phản ánh. Số đơn thư kiến nghị của chị em được giải quyết kịp thời. Đặc biệt những vụ khiếu kiện về nhà ở, đất đai, các chế độ, chính sách đã giảm nhiều so với trước. Sự tham gia giám sát của nhân dân (trong đó có phụ nữ) đã góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong phong cách lãnh đạo của cán bộ; cán bộ đã gần dân hơn, tăng cường xuống cơ sở bám sát địa bàn, củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị, làm cơng tác vận động quần chúng. Điều đó có tác dụng rất lớn đến việc tăng cường quan hệ giữa Đảng với dân; thanh lọc, bổ sung cán bộ qua phong trào thực tiễn bằng cơ chế dân chủ do chính nhân dân đảm nhiệm.
Mặc dù người dân đã có nhiều tiến bộ trong việc tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền địa phương, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các vùng; giữa nam giới và phụ nữ; giữa người Kinh với các tộc người thiểu số. Ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bào các tộc người thiểu số, sự quan tâm của phụ nữ đối với các hoạt động của chính quyền cịn ít, việc giao tiếp hoặc lên Uỷ ban nhân dân xã chứng nhận giấy tờ chủ yếu là nam giới đi, một phần nguyên nhân là do phụ nữ không biết đi xe máy, nhưng chủ yếu vẫn là do chị em không tự tin, ngại đến chỗ công quyền. Cũng theo báo cáo về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2010, tại tỉnh Đăk Lăk có 16%, Kon Tum có 45% số người được hỏi biết về Ban Thanh tra nhân dân và 5% biết có Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cấp xã... như đã phân tích, phụ nữ các tộc người thiểu số ngại tham gia phát biểu ý kiến, trong các cuộc họp thôn/làng bàn về các vấn đề của cộng đồng, tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn (phụ nữ thường chỉ tham gia các buổi sinh hoạt của Hội phụ nữ); bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp, nhiều chủ trương, chính sách họ khơng biết, khơng nắm được thì nói gì đến việc giám sát; việc thực hiện luật pháp đối với họ đã khó, việc giám sát lại càng khó hơn. Chính vì học vấn và nhận thức hạn chế nên chị em chưa phát huy hết quyền cơng dân của mình, dễ bị kẻ xấu dự dỗ, lơi kéo, mua chuộc, đã có một số phụ nữ bị kích động, xun tạc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.