Nghĩa của việc phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên tham gia hoạt động chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 64 - 67)

hoạt động chính trị

Hoạt động chính trị là một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội, của các quan hệ con người. Nó rất cần tới sự có mặt, sự tham gia nhập cuộc của giới nữ, trước hết là sự cân bằng giới như một sự cân bằng tâm lý, sau nữa nó bổ sung cho nhau trong cơ cấu giới, tạo ra sự hài hòa trong phát triển. Sự bình đẳng của giới nữ với giới nam trong các hoạt động chính trị là nhân tố quan trọng khơng thể thiếu vắng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, với mục tiêu công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đề ra trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao vai trị, vị trí của người phụ nữ trong việc tham gia các hoạt động chính trị, tham gia bộ máy lãnh đạo, tư vấn, ra quyết định đó chính là xây dựng một trong những cơ sở nền tảng của một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Đó là thể hiện sự hợp lý hoá trong sử dụng sức lao động xã hội, huy động tối đa mọi tài năng cống hiến cho sự phát triển bền vững của đất nước [47].

Ở nước ta, phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên, ngoài những đặc điểm chung của phụ nữ Việt Nam, chúng ta còn thấy ở họ nổi bật lên một số đặc điểm, đó là truyền thống đồn kết, đức tính cần cù, nhẫn nại, lạc quan, thật thà, chất phác và sức khỏe dẻo dai do được rèn luyện trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt và cuộc sống khó khăn. Chiếm gần 1/5 dân số tồn khu vực và ½ cư dân trong các tộc người thiểu số, hiện nay, phụ nữ các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên là một lực lượng quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế- xã hội của vùng đất này. Việc phụ nữ các tộc người thiểu số tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội chính là góp phần xây dựng địa bàn Tây Nguyên ổn định và phát triển bền vững.

Ý nghĩa về mặt kinh tế: theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, toàn bộ

lịch sử chính trị là quan hệ sản xuất và trao đổi sản phẩm. Từ những quan hệ kinh tế ấy mà giải thích tồn bộ kiến trúc thượng tầng, bao gồm những thể chế chính trị,

pháp luật cũng như quan niệm tôn giáo, triết học và các quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định [48]. Đối với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, quan hệ sản xuất dựa trên quan hệ ruột thịt trong gia đình, gia đình lớn vừa là đơn vị xã hội vừa là đơn vị kinh tế. Trong lao động sản xuất cũng như lao động sinh tồn ln có sự phân cơng giữa nam và nữ, trong mỗi gia đình thường thì nam chặt cây, phát rẫy, săn bắt, đánh cá, dựng nhà, đan lát; nữ giã gạo, gùi nước, cõng củi, nấu cơm, dệt vải, chăm sóc con cái, thu hoạch mùa màng, trơng nom gia súc,... Gia đình là một đơn vị sản xuất lao động nông nghiệp dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa người nam và người nữ, thiếu một trong hai thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Trong các tộc người thiểu số, sự phân cơng lao động bên ngồi gia đình chưa rõ nét, mọi người đàn ơng đều làm những công việc như nhau, sự phân công lao động chủ yếu dựa trên giới tính và tuổi tác. Phụ nữ khơng chỉ làm thiên chức duy trì nịi giống mà cịn có vai trịng quan trọng trong lao động sản xuất, trong cuộc sống gia đình và các hoạt động của cộng đồng [49].

Để phát triển khu vực Tây Ngun, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở, các dịch vụ phục vụ đời sống nhằm đưa vùng đồng bào các tộc người thiểu số thốt khỏi tình trạng lạc hậu. Với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và xã hội, nhiều hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn sử dụng giống mới vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng, nương rẫy nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Họ chuyển mạnh từ kinh tế nương rẫy, độc canh, quảng canh sang đa canh, chuyên canh cây công nghiệp và hoa màu; chăn nuôi kết hợp với trồng trọt... Nhờ được học tập, được trang bị những kiến thức mới, các tộc người thiểu số từng bước thay đổi nhận thức, tiếp thu những cái mới, tiến bộ từng bước vận dụng vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa thích ứng với thị trường, thu nhập ngày càng tăng, nhiều gia đình vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm những vật dụng sinh hoạt đắt tiền, có điều kiện cho con ái đi học và trang bị máy móc, cơng cụ sản xuất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng phục vụ cho gia đình và cộng đồng dân cư... làm thay đổi bộ mặt các bn, làng Tây Ngun theo hướng tích cực. Đạt được những thành tựu như vậy sự đóng góp của

phụ nữ các tộc người thiểu số là rất lớn, chị em là lực lượng lao động chính trong các hoạt động kinh tế- xã hội, là “chủ nhân” của quá trình phát triển kinh tế; vừa là người tham gia vừa là người trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển nền kinh tế, nếu họ được tham gia càng nhiều, càng hiệu quả thì sự đóng góp cho xã hội càng lớn.

Ý nghĩa về mặt chính trị: thời gian qua, bên cạnh các chính sách về phát triển

kinh tế, xã hội, Đảng và Nhà nước ta cịn có các chính sách về cơng tác cán bộ và công tác cán bộ nữ. Việc thực hiện các chính sách đó đã làm tăng tỷ lệ cán bộ nữ thuộc các thiểu số tham gia vào hệ thống chính trị ở Tây Nguyên. Việc chị em được tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội khơng chỉ để thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ mà ý nghĩa quan trọng hơn là tạo cơ hội để họ đóng góp vào việc thay đổi chính sách hướng tới bình đẳng, cơng bằng trong cộng đồng các tộc người. Hơn ai hết, họ là những người nắm và hiểu rõ nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, cũng như những phong tục tập quán, điều kiện kinh tế của địa phương, vì vậy họ sẽ có những đề xuất và quyết định các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo quyền lợi cho giới mình, cho dân tộc mình. Đặc biệt, hiện nay, cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang đặt ra đối với các tỉnh Tây Nguyên, phụ nữ đang góp phần vào giải quyết vấn đề này. Chị em tham gia vào các hoạt động của đoàn thể, tham gia học tập các kiến thức, nâng cao cảnh giác, chấp hành pháp luật; vận động chồng, con và người thân không nghe, không tin, không theo lời xúi giục của kẻ xấu, không vượt biên trái phép sang Campuchia, cùng với nhân dân giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn.

Ý nghĩa về văn hóa - xã hội: thơng qua việc tham gia các hoạt động chính trị,

khả năng và vị thế của phụ nữ các tộc người thiểu số được xã hội nhìn nhận, đánh giá cao hơn; tăng quyền quyết định trong gia đình, dịng tộc. Trước đây, trong gia đình truyền thống, người mẹ dạy con gái về vai trò, trách nhiệm trở thành người chủ gia đình, cha dạy con trai kinh nghiệm sản xuất, luật tục, tham gia hoà nhập vào cộng đồng. Ngày nay, người mẹ vẫn gần gũi, dạy bảo con từ nhỏ đến lúc trưởng

thành, nhưng do trình độ văn hóa, nhận thức của chị em hạn chế nên khó dạy bảo con. Nếu phụ nữ được học hành, được tham gia nhiều các hoạt động xã hội, họ sẽ mạnh dạn, tự tin và có kiến thức để giáo dục con cái... Mặt khác, phụ nữ các tộc người thiểu số có vị trí, vai trị quan trọng trong tạo dựng, truyền thụ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, là người “thợ thủ công“ - chị em dệt may trang phục, đan lát tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống; là người “nghệ sĩ“ bằng những điệu xoang, lời ca, tiếng hát, các câu chuyện kể... chị em đã chuyển tải sinh động những nét độc đáo, phong phú trong văn hóa của mỗi tộc người.

Trong nhiều hoạt động cộng đồng (lễ hội, tín ngưỡng, tơn giáo, văn nghệ dân gian, lao động sản xuất...) phụ nữ các tộc người thiểu số với những sắc thái khác nhau tạo nên một chỉnh thể các giá trị văn hóa dù ở dạng vật chất, tinh thần hay tập quán xã hội. Có thể nói, trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc gia, phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tóm lại, việc tạo điều kiện để phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên tham gia các hoạt động chính trị chính là phát huy tối đa tiềm năng và sự đóng góp của họ vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 64 - 67)