Tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 56 - 60)

Ra đời năm 1998, đến nay Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh dân chủ) đã thực sự đi vào đời sống xã hội trong phạm vi cả nước. Trên địa bàn Tây Nguyên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh, lãnh đạo của các tỉnh đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Nhờ vậy, việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm ngày càng đi vào thực chất hơn.

Về dân biết, ở hầu hết các cơ sở, Đảng ủy và chính quyền đã thơng báo kịp

thời và cơng khai, bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội dung Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thành những tờ rơi phát đến từng hộ dân; niêm yết tại xã, các khu dân cư, các điểm văn hóa, thơng báo qua hệ thống loa phát thanh; lồng ghép trong các buổi họp thôn, buôn; các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội nơng dân và các buổi tiếp xúc cử tri... Nội dung dân được biết là những chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch đất đai; các chương trình dự án đầu tư cho xã; chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; xây dựng các cơng trình phúc lợi cơng cộng, cơ sở hạ tầng; bình xét hộ nghèo; các khoản thuế và lệ phí,v.v. Các kỳ họp thường niên của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện được đưa lên truyền hình để nhân dân theo dõi. Các hoạt động trên đã tác động tích cực đến tư tưởng của nhân dân,

tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân mạnh dạn đề đạt những nguyện vọng chính đáng của mình đối với Đảng, chính quyền các cấp.

Về dân bàn, nhân dân được bàn và quyết định mức đóng góp xây dựng các

cơng trình phúc lợi cơng cộng; được bàn việc lập và thu chi các nguồn quỹ như: quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo, quỹ an ninh trật tự... ; xây dựng hương quy ước, hương ước buôn, làng và khu dân cư. Nhân dân được bàn và tham gia ý kiến trước khi Nhà nước quyết định những dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; phương án chuyển đổi cây trồng vật nuôi; xây dựng giao thông, thủy lợi, thủy điện; định canh, định cư, kinh tế mới và các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, y tế, vệ sinh mơi trường, xóa đói, giảm nghèo... Trong xây dựng hương ước bn, làng, các cơ sở đã tổ chức bàn bạc, thảo luận để xây dựng. Năm 2006, ở Gia Lai đã xây dựng được 820/1.007 bản, Kon Tum 436/834 bản hương ước, quy ước. Sau khi đưa vào sử dụng, các bản hương ước, quy ước đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự và xây dựng cuộc sống cộng đồng, bài trừ dần các hủ tục lạc hậu, mê tín dự đoan và các tệ nạn xã hội.

Về dân làm, nhờ phát huy dân chủ ở cơ sở, tận dụng sự hỗ trợ tích cực của

trung ương, nhiều tiềm năng to lớn trong cộng đồng được khơi dậy và phát huy. Nhiều cách làm mới, nhiều suy nghĩ mới, sáng kiến hay đã nảy sinh từ cơ sở, tinh thần tự quản và trách nhiệm cộng đồng ngày càng được nâng cao. Vì vậy những năm qua, nền kinh tế của Tây Ngun có những bước phát triển vượt bậc, những chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm đã đưa hệ thống đường, trường, trạm, thủy lợi ở Tây Nguyên tương đối phát triển so với các vùng miền núi, trung du trong cả nước. Một số cơ sở có sáng kiến như xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô- Kon Tum) phát động phong trào bảo vệ rừng, giao rừng cho thôn quản lý nên đã hạn chế được cháy rừng; ở huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai), phát động xây dựng nếp sống cộng đồng văn hóa lành mạnh, v.v.

Hiện nay, việc đánh giá thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở của nhân dân nói chung, phụ nữ các tộc người thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng cần chú

ý đề cập đến hai khía cạnh, thứ nhất là việc trực tiếp đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân và tổ trưởng dân phố. Thứ hai là mức độ nắm bắt thông tin liên quan đến tri thức và trách nhiệm công dân. Thông tin về quyền và nghĩa vụ công dân là yếu tố quan trọng tác động đến sự tham gia của mỗi cá nhân vào các hoạt động ở cơ sở cũng như để nắm bắt các cơ hội thực hiện dân chủ cơ sở. Thông tin ở đây muốn đề cập đến một số khía cạnh về tri thức cơng dân như: hiểu đúng về nhiệm kỳ trưởng thôn và việc nghe về Pháp lệnh dân chủ cơ sở; biết về khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nắm bắt việc triển khai thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội đối với các tộc người thiểu số trên địa bàn... Tỷ lệ hiểu đúng và nghe được càng cao chứng tỏ cơ hội thực hiện dân chủ và tham gia các hoạt động ở cơ sở và càng lớn. Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy trách nhiệm của cơng dân là việc góp ý với chính quyền, tỷ lệ đóng góp ý kiến với chính quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố song tỷ lệ này càng cao cho thấy trách nhiệm công dân càng cao[42].

Theo báo cáo về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2010 do Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện, tại 2 tỉnh Đăk Lăk và Kon Tum trong số phụ nữ các tộc người thiểu số được hỏi, có 61,5% trực tiếp tham gia bầu Hội đồng nhân dân và bầu thôn/tổ trưởng tổ dân phố; 18,6% biết về nhiệm kỳ của Trưởng thôn; 28,8% đã từng nghe về Pháp lệnh dân chủ cơ sở và khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; 10,8% đã từng tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền; 17,9% biết thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 67,9% biết về chuẩn nghèo và 61,7% biết việc cơng khai danh sách hộ nghèo[43]... Ngồi ra, đa số phụ nữ được hỏi chưa biết nhiều về các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế- xã hội đối với khu vực Tây Nguyên; chị em quan tâm nhiều nhất là chính sách cho vay vốn xố đói, giảm nghèo; chính sách khám chữa bệnh miễn phí; chính sách hỗ trợ con em đi học, hỗ trợ làm nhà; cấp phát các mặt hàng cho không (dầu hỏa, vải, sách vở, dầu ăn), v.v.

Từ thực tế nêu trên, thấy rằng chị em phụ nữ các tộc người thiểu số đã có sự tiến bộ rõ rệt, việc đi bầu cử Hội đồng nhân dân và thôn trưởng đạt trên 61% đã phần nào phản ánh được sự quan tâm của chị em trong lựa chọn người đại diện cho mình. Tại các cuộc họp của thôn, làng, các buổi sinh hoạt của Hội phụ nữ, chị em không chỉ đơn thuần ngồi nghe một cách thụ động mà đã có sự trao đổi, thậm chí có một số ít đã góp ý với chính quyền… Tuy nhiên, xét về mức độ tham gia, chị em vẫn chủ yếu là kiến nghị, đề xuất tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình đối với Đảng, chính quyền và đồn thể các cấp; sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện các chính sách ở địa phương đã có nhưng chỉ đối với các chính sách Nhà nước hỗ trợ hoặc cho không. Việc thảo luận bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn như: làm đường, xây dựng hệ thống thủy lợi; các cơng trình cơng cộng vẫn cịn nhiều hạn chế; nhiều chị em chưa nêu được cách làm, cách quản lý và sử dụng các cơng trình cơng cộng phục vụ thiết thực cho sinh hoạt hàng ngày như: bể nước, giếng nước; nhà tắm, nhà trẻ, nhà vệ sinh, nhà văn hóa thơn,… Nhiều cơng trình trong q trình sử dụng bị hư hỏng nhưng chưa tự giác sửa chữa và khơng tự quyết định được mức đóng góp trong việc tu sửa (50% số người được hỏi ở tỉnh Đăk Lăk và Kon Tum cho biết, việc quyết định số tiền đóng góp của họ trong việc tu sửa cơng trình cơng cộng là do chính quyền quyết định); ở nhiều nơi huy động sức dân cịn khó khăn...

Có thể nói, hiệu quả tham gia của người dân phụ thuộc vào năng lực của chính họ. Phụ nữ các tộc người thiểu số hiểu biết ít về pháp luật và những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước, quản lý xã hội cho nên trong nhiều trường hợp chị em chỉ nêu nguyện vọng, mong muốn mà thiếu sự tham gia bàn bạc, thảo luận việc giải quyết các vấn đề ở địa phương. Những hạn chế này, trước hết là xuất phát từ trình độ học vấn thấp; thứ hai, do ảnh hưởng bởi truyền thống nên e dè, ngại tham gia; thứ ba, tâm lý trông chờ, ỷ lại đã ăn sâu vào tiềm thức nên ý thức phát huy nội lực và trách nhiệm với xã hội chưa cao. Việc nâng cao trình độ học vấn và tăng cường công tác tuyên truyền là giải pháp thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ các tộc người thiểu số vào các hoạt động ở cơ sở và thúc đẩy dân chủ cơ sở nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 56 - 60)