Hỗ trợ phụ nữ các tộc người thiểu số phát triển kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 89 - 90)

Hiện nay, việc hỗ trợ phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên phát triển kinh tế gia đình là hoạt động hết sức cần thiết. Trước hết, chính quyền các cấp tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội, đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, đặc biệt mạng lưới giao thông kết nối giữa các buôn, làng với trung tâm kinh tế, thương mại thị tứ, thị trấn của huyện. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới trường mầm non, trường tiểu học, trạm y tế, bưu điện văn hóa và các dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh. Các cấp chính quyền nên xây dựng chợ và một số cửa hàng, đại lý ở mỗi xã hoặc cụm xã; mỗi thơn có một lớp mẫu giáo và một tổ y tế cộng đồng... Ngoài ra, các tỉnh đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề ở cấp huyện; đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng gắn phát triển kinh tế nông hộ với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn, như vậy mới đảm bảo việc làm và thu nhập cho chị em. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nữ các tộc người thiểu số đi đôi với nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kiến thức kinh tế thị trường, kinh nghiệm sản xuất. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hoạt động truyền nghề với phương châm “cầm tay, chỉ việc” và thông qua nhân rộng mơ hình điểm phát triển kinh tế, nêu gương các hộ nghèo làm ăn hiệu quả, thoát nghèo vươn lên làm giàu để những chị em khác học hỏi làm theo.

Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho phụ nữ nữ các tộc người thiểu số thơng qua chương trình cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để chị em phát triển sản xuất. Ngoài việc tạo điều kiện về vốn, cần cung cấp cây giống, con giống, phân bón và kỹ thuật cho chị em. Cử cán bộ tập huấn kỹ thuật phải là những người am hiểu về phong tục tập quán, biết tiếng dân tộc, có kỹ năng truyền thụ kinh nghiệm sản xuất, nuôi trồng theo

phương thức thâm canh, xen canh, chuyên canh phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; vận động phụ nữ kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trong chăn nuôi phải làm chuồng, tiêm phòng; hướng dẫn cải tạo vườn tạp để trồng rau, trồng cây ăn qủa, hạn chế tình trạng hoang hóa đất canh tác xung quanh nhà ở; tích cực vận động chị em thay đổi nhận thức phụ thuộc tự nhiên và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải tăng cường phát huy nội lực và nguồn lực sẵn có trong sản xuất kinh tế.

Phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình với quy mơ, cơ cấu phù hợp; thực hiện giao đất rừng khoanh nuôi gắn với giao quyền sử dụng lâu dài cho những hộ dân tộc thiểu số có điều kiện, đồng thời hỗ trợ tài chính, lương thực và hướng dẫn họ cách chăm sóc, phát triển vốn rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái, qua đó giúp họ gắn bó với nghề rừng, khắc phục tình trạng phát rừng làm nương rẫy. Thực hiện mơ hình kinh tế hợp tác (có tính pháp lý để đảm bảo lợi ích) giữa nhà khoa học cùng với doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân các tộc người thiểu số đầu tư sản xuất nhằm hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch và thu mua sản phẩm do nơng dân làm ra, góp phần ổn định đời sống, việc làm, thu nhập như vậy mới giúp họ thoát nghèo bền vững.

Xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội qua các quỹ cộng đồng như: quỹ vì người nghèo; nhân đạo, từ thiện; khuyến học; quỹ hỗ trợ thiên tai, quỹ cứu đói… Đặc biệt, nhân rộng việc xây dựng “Ngân hàng lương thực người nghèo” như huyện Đăk Hà- tỉnh Kon Tum, thơng qua sự đóng góp của các hộ dân trong bn, làng và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để “trợ giúp” các hộ đói giáp hạt. Đây là giải pháp hữu hiệu không những đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ mà còn chống tái nghèo ở vùng đồng bào dân tộc kể cả khi có rủi ro ở cấp độ gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w