Đặc điểm của phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 43 - 48)

Phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng phụ nữ thuộc các thành phần dân tộc có số lượng dân cư ít hơn người Kinh (tộc người đa số) hiện đang sinh sống tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Trong hơn 1,8 triệu cư dân các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên thì phụ nữ chiếm 50,29% (khoảng 908 ngàn người). Theo thống kê dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ phụ nữ biết chữ trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên chiếm 84,9%, là một trong hai vùng có tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp nhất so với cả nước (tỷ lệ biết chữ của phụ nữ các tộc người thiểu số ở vùng Tây Bắc là 72,2%). Trình độ học vấn của chị em chủ yếu là cấp I, cấp II, ngồi ra vẫn cịn một bộ phận phụ nữ mù chữ và khơng nói được tiếng phổ thơng. Với trình độ như vậy thì việc hiểu và vận dụng đúng đắn luật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một điều khó khăn. Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; trình độ học vấn thấp khơng những hạn chế trong phát triển kinh tế mà cịn khó khăn trong nắm bắt, hiểu biết về pháp luật cũng như chưa biết sử dụng và phát huy “quyền tham gia” của mình vào các hoạt động xã hội nói chung và tham gia chính trị nói riêng.

Một câu hỏi được đặt ra, vì sao đất nước thống nhất đã lâu, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách và đầu tư rất nhiều nguồn lực hỗ trợ cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm giúp họ có cơ hội và điều kiện để phát triển, thế nhưng hiện nay nhận thức về xã hội cũng như cuộc sống của đại bộ phận các tộc người thiểu số chưa phát triển, vẫn còn sự cách biệt khá lớn so với người Kinh? Phải chăng các yếu tố tự nhiên, truyền thống văn hóa và phương thức sản xuất tự túc, tự cấp đã ảnh hưởng sâu đậm đến tâm lý, quan niệm sống của các tộc người thiểu số Tây Nguyên nói chung, trong đó có chị em phụ nữ?.

Yếu tố địa lý - tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc tới tính cách của phụ nữ các tộc người thiểu số: sống giữa núi rừng bao la, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thường

xuyên phải chống chọi với thú dữ và giặc ngoại xâm, do vậy các tộc người thiểu số nơi đây đã liên kết lại với nhau và hình thành nên nếp sống công xã nông thôn được biểu hiện qua tính cộng đồng chặt chẽ và khăng khít (tập quán huy động sức mạnh của cộng đồng buôn, làng trong phát rẫy chung, trong làm nhà, trong tuốt lúa, trong ma chay, cưới xin;…). Đoàn kết vốn là truyền thống lâu đời của các tộc người Tây Nguyên, trong đời sống bao giờ đồng bào cũng muốn sao cho “trăm cái bụng lũ làng đều nghĩ một ý, trăm cái miệng đều nói một lời”; q trình sinh tồn và phát triển, trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội, các tộc người luôn dựa lưng vào nhau, không phân biệt bn, làng, dịng tộc[36]... với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên đã tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Tây Ngun, đó là lịng u nước, thương nịi; sống giản dị, thủy chung, nhẫn nại, có nghĩa, có tình; có ý thức cộng đồng, u thích tự do, hoà đồng, mến khách, trung thực, thật thà, ... Tuy nhiên, lối sống tự nhiên cũng làm cho tư duy của chị em thiên về cảm tính, nặng về tình cảm, ít chú ý tới lý lẽ và pháp luật chung, dễ bị lơi kéo, dụ dỗ, kích động.

Quan niệm sống của phụ nữ các tộc người Tây Nguyên ảnh hưởng bởi phương thức sản xuất “nơng nghiệp nương rẫy”: có thể nói Tây Nguyên là quê

hương của cây lúa khô trồng trên nương, rẫy. Phương thức canh tác cổ truyền là chặt cây, phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ và tra hạt; chưa biết thâm canh mà luân canh,

du canh trên một diện tích đất rừng khá rộng. Lao động dựa vào sức người với các cơng cụ thơ sơ như: rựa, rìu, cuốc và gậy chọc lỗ nên năng suất rất thấp. Chăn nuôi chưa gắn liền với nông nghiệp và chưa phải là một hoạt động kinh tế thực sự, các sản phẩm của chăn nuôi phần lớn là để cúng tế và dùng vào các cơng việc của gia đình hay các lễ hội của làng. Việc săn bắn và hái lượm tự nhiên có tầm quan trọng đáng kể trong đời sống kinh tế của các tộc người thiểu số, nó thường xuyên cung cấp, bổ sung thức ăn cho họ. Thường ngày, theo mùa, họ có thể vào rừng hái các loại rau, lấy măng, kiếm nấm, những lúc mùa màng thất thu, thiếu cái ăn họ có thể đào các loại củ, hái các loại quả để chống đói. Cơng việc hái lượm thường do phụ nữ và trẻ em gái đảm nhiệm thì việc săn bắn lại chỉ dành riêng cho đàn ông và trẻ em trai. Săn bắn không chỉ đem lại thực phẩm mà cịn rèn luyện tinh thần thượng võ, vượt ra ngồi những lợi ích về kinh tế, săn bắn cịn mang lại cho họ những giá trị tinh thần, niềm vinh dự và tự hào trong xã hội.

Đời sống tự cấp, tự túc là chính nhưng cũng có sự trao đổi hàng hóa giữa các tộc người với nhau hoặc giữa những người trong cùng một làng. Tuy nhiên, khác với các vùng khác, chợ khơng phải là điểm quan hệ, giao lưu hàng hóa của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, với họ việc trao đổi hàng hóa thường diễn ra tại nhà. Ngồi ra, họ cũng đi trao đổi hàng hóa ở các xứ xa, xuống vùng người Kinh ở đồng bằng hoặc sang Lào, Campuchia, sản phẩm của họ thường là mật ong và các lâm sản quý đổi lấy muối, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Trong cộng đồng các tộc người thiểu số chưa hình thành tầng lớp làm thương nghiệp riêng biệt, một số người am hiểu và quảng giao, có uy tín thường được nhờ làm trung gian mua bán những tài sản có giá trị lớn.

Nhìn chung cả khu vực Tây Ngun là một xã hội nơng nghiệp, trồng trọt nương rẫy, có săn bắt, hái lượm… những sản phẩm sản xuất ra đủ để đảm bảo nhu cầu cho con người ở một mức độ nhất định về ăn, mặc, ở nhưng không đủ dư thừa để nâng cao đời sống và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều sản phẩm của tự nhiên, con người không phải mất nhiều công sức để làm ra, có lẽ vì thế mà các tộc người thiểu số Tây Nguyên, nhất là phụ nữ chưa có ý thức tiết kiệm, họ

khơng có ý thức “tích cốc phịng cơ”, chỉ biết sống cho hơm nay mà không biết đến ngày mai, lao động chưa trở nên một sức ép đối với cuộc sống của họ, họ thích sống tự do thoải mái. Nếp sống ấy đã dần dần hình thành trong họ lối tư duy trực quan cảm tính, hạn hẹp, chỉ nhìn thấy cái trước mắt, khó có khả năng nhìn xa, lâu dài. Điều này cũng hình thành tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, không chịu khó vươn lên. Ngày nay, lối tư duy và tâm lý ấy vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của phụ nữ các tộc người thiểu số Tây Nguyên và là một trong những rào cản của sự phát triển chung.

Tâm lý và quan niệm sống của phụ nữ các tộc người thiểu số bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán: xã hội Tây Nguyên cổ truyền, phần lớn các tộc người thiểu

số tổ chức theo chế độ mẫu hệ, dòng họ mẹ thống trị mọi mặt của đời sống xã hội; luật tục là công cụ hữu hiệu để bảo vệ xã hội mẫu hệ, khẳng định vai trò, vị trí của dịng họ nữ và của người phụ nữ. Tài sản trong gia đình đều thuộc về quyền quản lý của người mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Trong hôn nhân, nếu người Kinh, con gái phải thực hiện “tam tịng” thì ở đồng bào các tộc người thiểu số Tây Nguyên ngược lại, con gái bắt chồng, cưới chồng, cưới xong thì con trai đến ở nhà vợ, nếu vợ chết thì lấy em gái vợ. Quan hệ hơn nhân là tự nguyện, trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người bạn đời của mình mà khơng phải chịu sức ép nào cả[37]. Tập quán của các dân tộc thiểu số luôn bênh vực, bảo vệ các cuộc hôn nhân hợp với phong tục, trị tội những kẻ làm trái, cản trở hôn nhân. Nếu người chồng muốn ly hơn thì phải đền bù vật chất theo nguyên tắc một đền hai, đối với những người chồng lười biếng thì luật tục cho phép người vợ đi lấy chồng khác. Điều đó có tác động tích cực trong việc củng cố quan hệ vợ chồng, gia đình, bảo vệ lợi ích của người phụ nữ. Tuy nhiên, dù có theo chế độ mẫu hệ thì quyền bình đẳng nam nữ vẫn được thể hiện rõ nét trong sinh hoạt và trong cộng đồng. Quyền quản lý gia đình, quản lý tài sản hầu như dành cho đàn bà nhưng họ vẫn chỉ là người quán xuyến cơng việc gia đình, phục vụ gia đình, cịn nam giới có vai trị quyết định trong quan hệ với bên ngồi, trong xã hội vì họ là lực lượng lao động chủ yếu, tham gia tổ chức, quản lý xã hội và họ là những chiến binh… Từ phong tục

tập quán trên đã tạo cho phụ nữ các tộc người thiểu số tâm lý ngại tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài, tự ti, thụ động…

Vị trí, vai trị của phụ nữ các tộc người thiểu số trong gia đình và xã hội:

- Về thừa kế, quản lý và sử dụng tài sản: theo truyền thống, tài sản trong gia đình do phụ nữ quản lý, sử dụng và thừa kế. Ngày nay, phụ nữ vẫn là người thừa kế, quản lý tài sản nhưng theo quy định của pháp luật, con trai cũng được chia đất nên nam nữ bình đẳng hơn. Theo kết quả khảo sát năm 2007 của Ban Dân tộc-Tôn giáo, TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại 3 xã thuộc 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, trong 300 người được hỏi, có 86,3% ý kiến cho rằng phụ nữ có quyền quyết định chi tiêu hàng ngày, nhưng do trình độ hạn chế nên phụ nữ chỉ giữ tiền còn quyết định chi tiêu những việc lớn như: mua máy cày, xe công nông, xe máy… thuộc về nam giới.

- Trong lao động sản xuất, đóng góp thu nhập: trong xã hội truyền thống, phân cơng lao động theo giới tính, tuổi tác, phụ nữ giữ vai trị chính trong việc duy trì cuộc sống gia đình. Trong nhà, phụ nữ lớn tuổi có trách nhiệm điều hành, phân cơng lao động cho các thành viên; công việc chủ yếu của phụ nữ là làm việc nhà, hái lượm, trồng tỉa, dệt vải… Hiện nay, phụ nữ vẫn làm hầu hết việc nhà và cùng chồng con tham gia sản xuất. Theo khảo sát, 92,7% người được hỏi cho biết phụ nữ mất từ 3-5 giờ/ngày để chăm sóc con cái, người già; 39,1% cho rằng phụ nữ mất từ 6-8 giờ/ngày để cơm nước, giặt giũ, gùi nước… 72,7% cho rằng thu nhập của vợ thấp hơn chồng vì việc làm của phụ nữ khơng trực tiếp ra của cải vật chất, nếu có cũng ít. Do vậy, vị thế của phụ nữ trong gia đình ít nhiều bị giảm sút so với truyền thống [38]. Trong điều kiện kinh tế vùng đồng bào các tộc người thiểu số khu vực Tây Ngun cịn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng chưa phát triển thì cơng việc trồng trọt, chăn ni, bn bán nhỏ thường do phụ nữ đảm nhận, nhưng trên thực tế họ khơng phải là người có quyền quyết định tất cả các hoạt động này mà có sự bàn bạc trong gia đình.

- Tham gia các hoạt động cộng đồng: xã hội truyền thống phụ nữ cai quản việc nhà là chính nhưng gián tiếp thể hiện vai trò, vị thế trong các hoạt động của

buôn làng thông qua người chồng hoặc người cậu (dei dam). Ngày nay, phụ nữ đã có sự giao lưu, hồ nhập, trực tiếp tham gia vào các hoạt động chung của bn làng, các tổ chức Hội, đồn thể (Gia Lai 41,6% phụ nữ các tộc người thiểu số tham gia Hội phụ nữ, Đắk Lắk 31%, Kon Tum 44%) nhưng vai trò, vị thế còn thấp do chị em còn tự ti, e dè, chưa chủ động, chưa tích cực tham gia.

Nhìn chung, xét về góc độ bình đẳng giới, các tộc người thiểu số ở Tây Ngun khơng có sự cách biệt lớn, nhưng trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất, người phụ nữ còn quá cực nhọc, ngồi việc sinh và ni con, nội trợ, gùi nước, cõng củi, giã gạo... chị em vẫn phải địu con cùng chồng lao động trên nương rẫy. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp và mê tín dị đoan, phụ nữ các tộc người thiểu số còn sinh nhiều con, ở một số nơi lúc sinh nở phụ nữ phải vào rừng, làm chòi xa làng hoặc xuống dưới sàn nhà để đẻ, sau 3 ngày tắm rửa sạch sẽ mới được mang con về, sau một vài tuần lại địu con lên rẫy tiếp tục sản xuất, người phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc nên nhiều chị em bị bệnh tật, sức khỏe kém... Ngồi ra, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo cịn thiếu so với nhu cầu, một số tộc người ở xa trung tâm xã, xa trường nên con em khơng có điều kiện đến lớp, vì vậy các bà mẹ lại phải mất nhiều thời gian chăm sóc con hơn... Có thể nói, chị em các tộc người thiểu số Tây Nguyên bao đời nay vẫn là lớp người khổ cực nhất trong buôn, làng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 43 - 48)