Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
- Trong hệ thống cơ quan Đảng: Có thể nói rằng, vai trị của phụ nữ trong xã hội nói chung và trong chính trị nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp. Một chỉ báo rất quan trọng về vai trị của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp.
Ở Tây nguyên, từ trước đến nay trong các tộc người thiểu số có rất ít cán bộ nữ tham gia cấp ủy ở cấp Trung ương. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến nay, duy nhất tỉnh Kon Tum có 2 nữ dân tộc thiểu số là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Y Một - khóa IV và Y Vêng - khóa X). Tính riêng trong 2 nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy có sự thay đổi theo xu hướng nhiệm kỳ sau tăng hơn nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, số lượng nữ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với nam giới, nhiệm kỳ 2010-2015, nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh của các tỉnh từ 9-11%, cao nhất 14,45%; cấp huyện từ 12-14%, cao nhất là 17,11% và cấp xã từ 18-23%. Tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2010-2015, trong các tổ chức cơ sở đảng, nữ ủy viên cấp ủy các cấp có 663/3.915 ủy viên, chiếm 20%, tăng gần 6,7% so với nhiệm kỳ 2005-2010. Tham gia Ban Thường vụ có 46 nữ, chiếm gần 7% (nhiệm 2005-2010 là 4,28%); phụ nữ giữ chức vụ Bí thư cơ sở đảng có 62/790 đồng chí; đảng viên nữ chiếm gần 30% trong tổng số đảng viên toàn Đảng bộ. Số lượng nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 có 6/55 ủy viên, chiếm gần 11% (trong đó có 01 nữ dân tộc thiểu số), so với nhiệm kỳ trước tăng 3% (nhiệm kỳ 2005-2010 có 4/49 ủy viên); tham gia vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 2 nữ, chiếm trên 13,3% (nhiệm kỳ 2005-2010 chỉ có 01 ủy viên). Số lượng nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện, thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 có 78/594
ủy viên, chiếm 13,13%, tăng không đáng kể so với nhiệm kỳ trước (nhiệm kỳ 2005- 2010 là 12,4%), trong đó tham gia Ban Thường vụ có 12 ủy viên nữ, chiếm 6,8%.
Tỉnh Gia Lai, tỷ lệ nữ tham gia trong các cơ quan Đảng chiếm 25%, trong đó cấp tỉnh đạt 26,29%, cấp huyện đạt 24,85%[39]. Nhiệm kỳ 2010-2015, số lượng nữ tham gia Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ là 6/55 ủy viên, chiếm 11% (có 02 nữ tộc người thiểu số), so với nhiệm kỳ trước tăng gần 1%, nhưng lại giảm 01 nữ ủy viên người dân tộc thiểu số (nhiệm kỳ 2005-2010, nữ có 5/49 ủy viên, trong đó 03 nữ thuộc các tộc người thiểu số).
Tỉnh Đăk Nông, số lượng nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 là 5/55 ủy viên, chiếm tỷ lệ 9,09% (có 02 nữ dân tộc thiểu số); tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện, thị xã chiếm 12,88% và cấp xã, phường thị trấn là 18,1%. Đối với tỉnh Đăk Lăk, nhiệm kỳ 2010-2015 số lượng nữ tham gia Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ có 5/54 ủy viên, chiếm gần 9,26% (có 03 nữ thuộc tộc người thiểu số).
Kon Tum là tỉnh có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp cao nhất trong khu vực. Nhiệm kỳ 2010-2015, nữ ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh có 8/55 ủy viên, đạt 14,45% (có 04 nữ dân tộc thiểu số); trong đó tham gia Ban Thường vụ 3/13 ủy viên (có 02 nữ dân tộc thiểu số, trong đó 01 là Phó Bí thư Tỉnh ủy); nữ ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện/thành phố có 65/380 ủy viên (nữ các tộc người thiểu số chiếm trên 50%); tổng số 1.317 ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn có 284 ủy viên nữ (nữ các tộc người thiểu số chiếm trên 60%) [40].
Nhiệm kỳ 2010-2015, khu vực Tây Ngun khơng có nữ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy), chỉ có 01 Phó Bí thư; tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng rất thấp, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông 7,69%, Lâm Đồng 13,38%, Kon Tum 23,07%, trong số 8 ủy viên Thường vụ của các tỉnh có 5 nữ thuộc các tộc người thiểu số. Trong các ban Đảng của tỉnh, cán bộ nữ cấp trưởng cũng rất ít, Trưởng Ban Tuyên giáo 20%, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra 20%, còn lại là giữ các chức phó (Ban Dân vận, Tuyên giáo, Tổ chức, Kiểm tra).
- Trong các cơ quan Nhà nước: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước như là một tác nhân mới quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức rõ điều này, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Đặc biệt là Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) về tăng cường cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới đã quy định rõ một số nội dung, biện pháp cụ thể trong việc xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ và tăng cường tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp... Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị, đến nay tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội trên tồn quốc nói chung và địa bàn Tây Nguyên nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng kể, tỷ lệ nữ trong các cơ quan dân cử nhiệm kỳ sau tăng hơn nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong 2 khóa gần đây đạt từ 14-33,3%. Số lượng nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII của tỉnh Gia Lai có 1/7 đại biểu, đạt 14,28%; Đăk Lăk có 2/9 đại biểu, đạt 22,22%; Đăk Nơng có 1/6 đại biểu, đạt 16,66%; Lâm Đồng có 2/7 đại biểu, 28,57%, tỉnh Kon Tum cao nhất có 2/6 đại biểu, đạt 33,33%. Trong số 8 nữ đại biểu Quốc hội, có 5 đại biểu nữ thuộc các tộc người thiểu số (chiếm 62,5%). Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2011-2016, cấp tỉnh từ 20-34%, cao nhất là Kon Tum 34%, Gia Lai 31,16%, Đăk Lăk 22,35%, Lâm Đồng 22,5%, thấp nhất là Đăk Nông 20%; cấp huyện từ 18-30% (Kon Tum 30,82%, Gia Lai 23,8%, Đăk Lăk 22%, Đăk Nông 24,26%, Lâm Đồng 18,4%); cấp xã từ 18- 27% (cao nhất là Kon Tum 27,63%, thấp nhất là Lâm Đồng 18,4%).
Qua kết quả bầu cử nhiệm kỳ 2011-2016, chúng ta thấy, mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tuy có tăng lên, đặc biệt là ở cấp tỉnh, nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu của Đảng đề ra là có từ 30% trở lên nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiện nay, chủ trương về cơ cấu cán bộ nữ các tộc người thiểu số tham gia trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vẫn cịn nhiều vấn đề đang gây tranh luận, trong đó nổi lên hai vấn đề chính: một là, đảm bảo tỷ lệ nhưng phải căn cứ trên tiêu chuẩn chung và năng lực thực sự của chị em. Hai là, cố gắng cơ cấu một tỷ lệ hợp lý cho tương xứng với dân số và so
sánh với nam giới. Tuy nhiên, nếu theo quan điểm thứ hai thì việc tăng tỷ lệ nữ các tộc người thiểu số tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ đảm bảo được về mặt cơ cấu, khơng tương xứng về chất lượng thì sự hiện diện của phụ nữ chỉ là hình thức, khơng mang lại lợi ích cho xã hội, cho giới và bản thân chị em; ngược lại làm giảm sút uy tín của chính họ và của giới nữ nói chung. Theo quan điểm phát triển, tăng số lượng nữ đại biểu nữ các tộc người thiểu số là điều cần thiết, nhưng nâng cao chất lượng lại là yếu tố cần thiết hơn. Thời gian qua, một số nơi do cơ cấu gượng ép, không sát với thực trạng đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số hiện có, dẫn đến một số vị trí, chức danh khơng đạt yêu cầu về năng lực lãnh đạo, quản lý nên trong thực hiện nhiệm vụ chị em gặp khó khăn và đã mắc sai lầm, khuyết điểm, vì vậy cần tránh bố trí cán bộ khơng đúng chun mơn hoặc những lĩnh vực mà họ thực sự khơng có khả năng.
Khơng khác hơn so với tỷ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ nữ tham gia trong các cơ quan quản lý nhà nước có tăng lên, nhưng vẫn giữ một tỷ lệ rất thấp so với nam giới. Qua báo cáo đánh giá tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2006-2011 của Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh Tây Nguyên thì tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước không cao. Trong Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 2 nhiệm kỳ gần đây chỉ có 01 cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch; số cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2010- 2015 đạt 17,64% (có 3/3 nữ thuộc các tộc người thiểu số) tăng 5,14% so với nhiệm kỳ 2005-2010. Tại tỉnh Kon Tum, hiện nay trong số 16 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cán bộ nữ chiếm 18,75% (có 2/3 cán bộ nữ thuộc tộc người thiểu số); trong tổng số 125 cán bộ chủ chốt của 9 huyện/thành phố, cán bộ nữ chiếm 16% (có trên 2/3 cán bộ nữ thuộc tộc người thiểu số); cán bộ nữ chủ chốt cấp xã là 11,83%. Từ năm 2001-2010 đã có 141 cán bộ được đề bạt và giới thiệu bầu các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trong đó có 36 cán bộ nữ, đạt 25,53% (có 26 nữ các tộc người thiểu số); tổng số lượt cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo thuộc diện sở, ban, ngành và cấp huyện quản lý trên 1.792 lượt, trong đó nữ là 327 lượt, đạt 18,24%; tổng số lượt cán bộ được phân
công, giới thiệu giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cấp xã có 429 lượt, phụ nữ chiếm 12,82%.
- Trong các tổ chức chính trị- xã hội: nếu so sánh tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo trong tổ chức Đảng, chính quyền với đồn thể, cho thấy tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các đoàn thể là cao hơn cả, dao động khoảng từ 25% đến 40%. Chỉ tính riêng nhiệm kỳ 2006-2011, trên địa bàn Tây Nguyên, cán bộ nữ giữ chức danh Chủ tịch các đoàn thể của cấp tỉnh là 28% (có 01 nữ dân tộc thiểu số) và chức danh Phó Chủ tịch là 41,9%. Trừ Hội Liên hiệp phụ nữ ra, số lượng nữ tham gia các đoàn thể của cấp tỉnh khoảng từ 23-30%; cấp huyện, thành phố khoảng từ 5-33%; cấp xã khoảng từ 3- 30%. Trong đó tỷ lệ nữ ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu Chiến binh là thấp nhất, khoảng từ 2-5%. Tại tỉnh Kon Tum, số lượng nữ là ủy viên trong các đoàn thể cấp tỉnh là: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 19,18%, Đồn Thanh niên 30%, Hội Nơng dân 20%, Liên đoàn Lao động tỉnh 27,59%, Cựu Chiến binh khơng có nữ tham gia. Đối với cấp huyện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 19,29%, Đoàn Thanh niên 24,73%, Hội Nơng dân 5,52%, Liên đồn Lao động 33,73%. Cấp xã: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 18,62%, Đồn Thanh niên 16,22%, Hội Nơng dân 3,63%, Liên đoàn Lao động 30,79% và Hội Cựu Chiến binh 1,35%. Tỉnh Đăk Lăk, cơ cấu cán bộ nữ các tộc người thiểu số trong các cơ quan quản lý Nhà nước, công tác Đảng thấp hơn các đồn thể (cơng tác Đảng 16,7%, quản lý Nhà nước 10,5%, đồn thể 42,0%)[41].
Tóm lại, từ thực trạng trên, chúng ta nhận thấy, số lượng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành từng bước được nâng lên, đó là một cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị ở địa phương, khơng chỉ chuyển biến trong nhận thức về vấn đề giới và phát triển kinh tế- xã hội mà còn chuyển biến cả về tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng nói chung và cơng tác cán bộ nữ nói riêng, đặc biệt là công tác cán bộ nữ trong các tộc người thiểu số.
Phần lớn cán bộ nữ các tộc người thiểu số vững vàng về chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, khi được giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ
quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội, chị em khơng ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, thực hiện khá tốt trọng trách được giao; năng lực tư duy được nâng lên rõ rệt, bước đầu có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cơng việc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh, của khu vực và sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ cấp cơ sở, đã biết sắp xếp hợp lý cơng việc gia đình, tích cực theo học các lớp bổ túc văn hóa, bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo chun mơn nghiệp vụ,… do vậy kiến thức của chị em ngày một nâng lên, dần dần khắc phục được tâm lý tự ti, thụ động. Nếu như trước đây, các chị được bố trí, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo chủ yếu là để đảm bảo cơ cấu, thành phần; trong các cuộc họp, hội nghị bàn về công việc của xã, các chị thường thực hiện nhiệm vụ quét dọn hội trường, đun nước, nấu ăn, làm các công việc phục vụ hoặc nếu có dự họp cũng chỉ “khép nép ngồi sau”, thì nay đã mạnh dạn phát biểu chính kiến, tham gia đề xuất, kiến nghị đối với các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và các hoạt động triển khai tại cơ sở, ý kiến tham gia của các chị đã được Đảng, chính quyền quan tâm hơn.
Bên cạnh đó, nhiều chị là Chủ tịch Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Bí thư Đồn Thanh niên đã đứng ra tín chấp vốn với các Ngân hàng cho hội viên, đồn viên của mình vay để phát triển kinh tế gia đình, cơng tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế thất thốt tiền của Nhà nước... Điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ nữ các tộc người thiểu số ở các cấp, các ngành là có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chịu khó, kiên trì, tận tụy với công việc; trung thực, dân chủ trong lãnh đạo và quản lý; liêm khiết, tiết kiệm, ít tham nhũng; gần gũi với quần chúng, có uy tín trong cơ quan và nơi cư trú nên được đồng nghiệp và cộng đồng u mến, tin cậy. Nhiều chị có thành tích xuất sắc được các cấp, các ngành và Nhà nước khen thưởng (nữ Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum là người dân tộc thiểu số được nhận giải thưởng "Phụ nữ Việt
Nam", giải thưởng "Phụ nữ tài năng thời kỳ đổi mới"), rất nhiều chị đã trở thành
những tấm gương sáng trong các buôn, làng Tây Nguyên để các tầng lớp phụ nữ học tập và noi theo.
Đội ngũ cán bộ nữ các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, nhưng nhìn một cách tổng thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ cán bộ nữ vẫn còn thấp ở cả 3 khối, 3 cấp; năng lực nghiên cứu đề xuất chủ trương, chính sách; lập kế hoạch; ra quyết định và kiểm tra, giám sát của chị em cịn nhiều hạn chế. Tình trạng chất lượng yếu và tỷ lệ cán bộ nữ thấp có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản cần phải giải quyết đồng bộ, đó là nhận thức và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng đối với cơng tác cán bộ nữ và chính bản thân người phụ nữ phải phấn đấu vươn lên.