Gắn kết sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 84 - 86)

Phát triển kinh tế- xã hội trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên là giải pháp lâu dài, xét đến cùng nó có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao khả năng tham gia chính trị của phụ nữ nói chung, phụ nữ các tộc người dân tộc thiểu số nói riêng. Bởi lẽ, hoạt động chính trị của phụ nữ là sản phẩm của hoạt động thực tiễn trong hoàn cảnh kinh tế- xã hội nhất định mà ở đó họ sống và hoạt động. Trong điều kiện hiện nay, đời sống kinh tế- xã hội của các tộc người thiểu số Tây Nguyên cịn ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, chúng ta khơng thể nơn nóng và ảo tưởng là có thể nhanh chóng nâng cao được ngay sự tham gia chính trị cho phụ nữ các tộc người thiểu số. Song sự cần thiết do yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước, cũng như xây dựng khu vực Tây Nguyên đặt ra và chính kết quả của phát triển kinh tế- xã hội đã tạo ra những tiền đề, môi trường thuận lợi, là cơ sở và động lực thúc đẩy nhanh hơn sự tham gia của phụ nữ các tộc người thiểu số vào các hoạt động chính trị.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển dân trí của các tộc người thiểu số, trong đó phụ nữ. Bởi lẽ, sự phát triển kinh tế- xã hội chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mọi sự biến đổi của xã hội. Cũng từ sự phát triển kinh tế- xã hội đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phụ nữ các tộc người thiểu số phải thay đổi tư duy, phải chủ động suy nghĩ, phải cải tiến phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Cũng từ phát triển kinh tế - xã hội chị em mới có điều kiện để nâng cao nhận thức và vận dụng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn. Vấn đề chúng ta phải làm như thế nào để phụ nữ các tộc người thiểu số nhận thức được việc tham gia chính trị vừa là yêu cầu, vừa là quyền lợi đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi người.

Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, từng cấp, từng ngành cần tập trung phát triển kinh tế- xã hội, nhằm tạo mọi điều kiện nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cho phụ nữ các tộc người thiểu số. Muốn vậy, cần thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế, văn hố, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các tộc người thiểu số trong khu vực; gắn việc phát triển kinh tế- xã hội, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn với

việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho phụ nữ. Như vậy có thể nói, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên là giải pháp cơ bản, tối ưu nhất, xét đến cùng nó đóng vai trị quyết định đến việc nâng cao trình độ mọi mặt và khả năng tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia chính trị của phụ nữ các tộc người thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w