Điêu khắc thời Phục hưng

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 26 - 28)

Các nhà điêu khắc Phục hưng sáng tạo nhiều tượng đứng và tượng bán thân. Trên các quảng trường thành phố có các tượng đài kỷ niệm, thí dụ như các tượng kỵ sĩ. Mộ bia cho danh nhân trong và ngoài đạo liên kết tượng cùng với kiến trúc trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Các nhà điêu khắc Phục hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ cổ đại khi sáng tác. Bức tượng được làm mơ hình tồn diện, con người được biểu diễn khỏa thân, tư thế hai chân thường là theo kiểu Contrapposto cổ điển. Các

nghiên cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả lại cơ thể con người giống như trong thực tế.

Tượng David, một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501

đến 1504, là một kiệt tác của điêu khắc thời Phục hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo (cùng với Pietà).

Michelangelo đã tạo ra một pho tượng người anh hùng David của dân Hebreuk đã chiến thắng người khổng lồ Gơ-li-át. Pho tượng David có thể coi như đồng nghĩa với sự hoàn thiện, hoàn mỹ về tỷ lệ, sự hài hoà giữa vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần. Đá cẩm thạch dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã biến thành chất da thịt sống động. Những đường gân, mạch máu được diễn tả chính xác, nhất là trên đơi bàn tay. Mọi chi tiết của tượng David có thể nói đều đạt tới sự mẫu mực, chính xác. Tác phẩm là một chuẩn mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ thể con người. Từ các khối hình: mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân…cho đến ngày nay vẫn là những chuẩn mực để các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc tiếp tục kế thừa, học hỏi. Bức tượng hoàn chỉnh được làm lễ vén màn vào ngày 8 tháng 9 năm 1504.

David Michelangelo, 1504 Cẩm thạch Carrara, chiều cao 434 cm

Có thể nói thời đại Phục hưng- một thời đại mà vẻ đẹp con người được tôn vinh, được dùng làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp, hình tượng con người dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ hiện ra một cách thanh cao và thánh thiện. Đó khơng cịn là hiện thực trần trụi của cuộc sống mà đã được phản chiếu qua lăng kính nghệ thuật của người nghệ sĩ đương thời. Bởi thế nó là biểu hiện của những gì đẹp nhất, hồn mỹ và lý tưởng nhất. Khác với hình tượng con người trong nghệ thuật Trung Cổ, ở đó hình tượng con người thường chỉ biết quỳ gối cầu nguyện với đôi mắt ráo hoảnh thể hiện sự vơ vọng và e sợ thì con người trong nghệ thuật Phục hưng thường được thể hiện trẻ trung, mạnh mẽ và tràn trề sức sống. Điều đó lí giải cho thuật ngữ “Phục Hưng” là sự tái sinh, làm sống những giá trị nhân văn. Tư tưởng đi tìm cái đẹp hoàn mĩ của các nhà nghệ thuật thời bấy giờ được thể hiện ở chỗ họ cố gắng tạo ra những hình tượng đẹp, mang tính lý tưởng và hồn mỹ điều này thể hiện tư tưởng của thời đại là khát khao một cuộc sống tươi đẹp, cố gắng vươn tới cái chân thiện mỹ mà chỉ có nghệ thuật mới là phương tiện duy nhất giúp họ đạt được điều đó. Một giá trị nghệ thuật khác nữa, tơi gọi đó là ý chí nghệ thuật của người nghệ sĩ điêu khắc. Thời bấy giờ khơng có phương tiện hiện đại như bây giờ, tất cả dựa vào đôi bàn tay của người nghệ sĩ và tinh thần lao động nghệ thuật của họ. Tơi nghĩ ngồi tài năng thì phải có lịng đam mê thấm trong máu thịt cộng với sự kiên trì sắt đá thì Michel mới tạo nên một David như vậy.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w