Trong thời kỳ Phục hưng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh. Ruộng đất khơng cịn hoàn toàn thuộc về giới quý tộc. Dân số các thành thị gia tăng, người ta bắt đầu giải trí bằng xem kịch và nghe nhạc. Việc truyền bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn. Nhờ việc phát minh ra máy in năm 1450, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp Châu Âu. Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc cụ, thơng qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar.
Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc. Con người, chứ không phải Thượng đế, trở thành đối tượng chính trong âm nhạc. Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía cơng chúng. Kỹ thuật hịa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc.
Âm nhạc nhà thờ thời kỳ Phục hưng là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca. Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời trung cổ được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng như nhau. Hình thức mới này được gọi là motet. Trái với thời trung cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca. Josquin des Prez và Giovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng về thể loại motet.
Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca (messe) và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo.
Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca; họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu.
Madrigal là những bài hát dành cho một nhóm nhỏ biểu diễn khơng nhạc đệm, nó đã trở thành thể loại nhạc thế tục phổ biến nhất. Thường nói về tình u, madrigal trở thành một phần quan trọng trong các dịp lễ hội đặc biệt. Người ta thường hát madrigal trong những bữa tiệc, đám cưới và thường có một đội hợp xướng họa theo. Cách hát này vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay. Tác phẩm ElGrillo của nhạc sĩ Josquin des Pres là một điển hình về những cách tân âm nhạc trong thời kỳ này.
Từ đầu thế kỷ XVI, nhà thờ Tân giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo và kéo theo những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội. Martin Luther muốn tất cả các tín đồ của ơng cùng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Vì vậy, trong những nhà thờ Tân giáo, người ta sáng tác những bài thánh ca cho mọi người cùng hát, chứ không chỉ dành cho dàn hợp xướng. Phong cách hợp xướng mới này là nền tảng cho những bài thánh ca ngày nay. Những bài thánh ca được viết cho người hát, nhưng 200 năm sau, Bach đã ứng dụng hình thức này vào những tiểu phẩm cho đàn organ. Có thể nói âm nhạc nhà thờ Thiên chúa giáo thế kỷ XVI phát triển trên nền
tảng của bình ca, cịn âm nhạc nhà thờ Tân giáo thế kỷ XVII - XVIII phát triển từ thánh ca nhiều bè.
Trong thời kỳ Phục hưng, các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu (recorder) và đàn lute là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn viol đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là đàn lute, kèn shawm, krummhorn, kèn trumpet và trombone loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát. Nhạc sĩ Joan Ambrosia Dalza đã viết 3 vũ khúc rất nổi tiếng, đó là Tasta la corde, Ricercar, và Calata.
Tóm lại, cũng như tất cả các loại hình văn hóa khác, âm nhạc thời kỳ Phục hưng đánh dấu sự trở lại của chủ nghĩa nhân văn. Với chức năng dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm và phục vụ lao động, hỗ trợ cuộc đấu tranh chống thiên nhiên hung hãn, chống cường quyền áp bức, sự đổi mới trong âm nhạc diễn ra nhanh chóng và rộng khắp. Các bản nhạc được in ấn một cách nghiêm túc, những lý thuyết trong âm nhạc phát triển mạnh chưa từng thấy, biểu diễn âm nhạc cũng nhờ đó mà được quan tâm hơn.
Có thể nói, âm nhạc thời kỳ Phục hưng có tiếp thu di sản thời kỳ Trung cổ, nhưng về nội dung tư tưởng nó chống đối lại hệ tư tưởng phong kiến và nhà thờ thống trị trong cả nghìn năm đen tối của thời kỳ trung cổ ấy. Nghệ thuật Phục hưng biểu hiện tư tưởng tiến bộ của tầng lớp tư tưởng thành thị đang thời son trẻ, đề cao chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi lịng hy sinh vì nghĩa cả. Để diễn đạt được nội dung tư tưởng ấy, nghệ thuật Phục hưng phục hồi lại cái đẹp toàn mỹ của thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ cổ đại, mà chủ yếu là Hy Lạp cổ đại, đương nhiên nó vẫn mang nội dung thời đại sản sinh ra nền nghệ thuật Phục hưng này.
1.2.9. Những đặc điểm chính của triết học thời kỳ Phục hưng
Thời kỳ Phục hưng là một thời kỳ sơi động mãnh liệt về văn hóa. Sự tác động của chủ nghĩa nhân văn lên văn hóa nghệ thuật thời kỳ này là rất lớn. Chủ nghĩa nhân văn trở thành phổ biến. Phẩm giá và giá trị của cá nhân được nhấn mạnh. Những hoàn cảnh lịch sử Tây Âu và nền tảng tư tưởng trên đây quy định nội dung của triết học thời kỳ này, làm cho nó khơng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà trái lại, phát triển với nhiều màu sắc riêng của một thời kỳ lịch sử. Để làm rõ những khẳng định trên, chúng ta phân tích những đặc điểm chính của triết học thời kỳ này.
Đặc điểm thứ nhất: Triết học Tây Âu thời Phục hưng là ngọn cờ lý luận
của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh nhằm thiết lập sự thống trị của mình. Trong triết học thời kỳ này diễn ra sự xung đột gay gắt giữa các tư tưởng triết học và khoa học tiến bộ được giai cấp tư sản ủng hộ với các quan niệm thần học và giáo hội thể hiện lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Bằng những cơ sở và luận chứng khoa học, triết học Phục hưng giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy bộ mặt thật của chế độ phong kiến đang thối nát, vòng hào quang thần thánh mà giáo hội khốc cho chế độ nơng nơ.
Vì vậy, vào thời kỳ này cuộc đấu tranh giữa các trường phái duy tâm và duy vật trong triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của triết học và khoa học nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của thần học và giáo hội. Với xu thế phát triển của lịch sử, càng về sau giai cấp tư sản càng khẳng định sức mạnh và tính ưu việt của mình khơng chỉ về phương diện phát triển kinh tế mà cả về phương diện phát triển triết học, khoa học. Mặt khác, để phục vụ lợi ích của mình, giai cấp tư sản vẫn cần đến tơn giáo.
Đặc điểm thứ hai: Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người
giới quan tơn giáo và trình độ sản xuất thấp nên người ta coi con người là một sinh vật thụ động, chỉ biết thờ phụng Chúa, cầu mong được rửa tội. Vì vậy, vấn đề cơ bản của triết học thời trung cổ là vấn đề: Thế giới này do Chúa sáng tạo hay nó vẫn tồn tại như thế từ xưa đến nay?
Bước sang thời Phục hưng, sự phát triển to lớn của sản xuất và khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người. Vào thời kỳ này ở Italia đã dấy lên khẩu hiệu “con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”. Hình ảnh bức tượng “Người khổng lồ” (David) của nhà điêu khắc Michelangelo đã trở thành biểu tượng của con người thời Phục hưng. Đó là con người tràn đầy sức sống và hồi bão tự do. Giờ đây, khơng phải quan hệ giữa Chúa và thế giới mà chính là vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm triết học. Nhiều nhà tư tưởng đã ý thức được sự cần thiết phải xây sựng một triết học thực tiễn, nhờ đó con người hiểu biết sức mạnh của mình, đồng thời biến mình thành những chủ nhân và chúa tể của giới tự nhiên”.
Thực ra, dưới hình thức này hay hình thức khác, ngay từ thời cổ đại, vấn đề con người đã trở thành một trong những đề tài triết học cơ bản. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại vấn đề đó được đặt ra và giải quyết trong những bối cảnh và nội dung khác nhau. Triết học Tây Âu thời kỳ này phản ánh rõ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm giải thốt con người khỏi mọi gơng cùm chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó. Vì thế, từ thời Phục hưng, các tư tưởng nhân đạo đặc biệt phát triển.
Đặc điểm thứ ba: Triết học thời kỳ này phát triển trong điều kiện phát
triển như vũ bão của các khoa học. Bản thân các khoa học nhìn chung chưa trở thành các khoa học độc lập, giữa triết học và các khoa học khác chưa phân biệt rõ ranh rới. Danh từ “triết học” được hiểu rất rộng, nó khơng ám chỉ đơn thuần sự thơng thái nói chung nữa mà mang nhiều nội dung khoa học và nghệ
thuật cụ thể. Phần nhiều triết gia đều là các nhà bách khoa uyên bác trên nhiều lĩnh vực khoa học. Sự phát triển khoa học đã giúp cho các nhà triết học có nhiều quan niệm hợp lý về thế giới và con người.
Mối quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực thế giới quan khác trong thời kỳ Phục hưng cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Từ thế kỷ XV- XVI, triết học chịu ảnh hưởng nhiều của sự phát triển nghệ thuật và văn hóa Phục hưng, nhất là ở Italia.
Đặc điểm thứ tư: Cuộc đấu tranh giữa triết học và khoa học chân chính
với các quan niệm tơn giáo, thần học trong việc giải quyết các vấn đề về bản chất của Thượng đế, thế giới và con người có sự phức tạp. Chính việc thỏa hiệp của giai cấp tư sản trong các vấn đề tôn giáo là hậu thuẫn thực tiễn cho các quan niệm tự nhiên thần luận thời kỳ này. Thời kỳ Phục hưng là một thời kỳ quá độ; điều kiện của thời kỳ đó chưa cho phép xây dựng những hệ thống triết học lớn. Các nhà tư tưởng thích viết bằng tiếng Latinh cổ, văn phong của họ có tính cổ xưa. Tuy nhiên, dưới cái diện mạo bề ngồi cịn phảng phất dư âm của quá khứ này đã ẩn giấu những dấu hiệu của thời đại kế tiếp.
Các nhà tư tưởng nhân văn thời kỳ Phục hưng nhấn mạnh các quyền, năng lực và những thành tựu của con người, nhưng không dám công khai phủ nhận Thượng đế. Thật ra nhiều nhà tư tưởng nhân văn là giáo sĩ. Giordano Bruno là một nhà phiếm thần luận thế kỷ XVI. Ông đồng nhất Thượng đế với vũ trụ. Ơng nhìn thấy tính thần thánh ở khắp mọi nơi, trong từng hạt cát, trong mọi sinh vật, trong các ngôi sao, trong vũ trụ vô tận. Đối với ông, Thượng đế là linh hồn của vũ trụ. Chính vì có những quan điểm dị giáo như vậy nên ông bị bỏ tù bảy năm và bị thiêu sống trên giàn hỏa ở Roma năm 1600.
Kết luận chương 1
Hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV- XVI đã quy định nội dung của triết học thời kỳ Phục hưng, làm cho triết học đó khơng chỉ đơn thuần dừng
lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà trái lại, phát triển với nhiều màu sắc riêng của một thời kỳ lịch sử. Như Ph.Ăngghen đã nhận xét: đó là một bước ngoặt vĩ đại nhất mà từ xưa đến nay nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng.
Thời đại Phục hưng đã có một bước tiến vĩ đại so với các thời đại trước. Bước tiến đó thể hiện ở chỗ, vị trí con người, số phận con người, sức mạnh sáng tạo của con người được đề cao hơn bao giờ hết; con người khơng cịn phải nép mình trước cuộc sống, khơng cịn phải thao thức cầu kinh nguyện Chúa sau những đêm dài, mà con người giờ đây thỏa sức làm điều mình muốn để khẳng định chính mình. Thời kỳ Phục hưng là một thời kỳ sơi động mãnh liệt về triết học. Triết học Tây Âu thời Phục hưng là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh nhằm thiết lập sự thống trị của mình. Triết học Phục hưng giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy bộ mặt thật của chế độ phong kiến đang thối nát, vòng hào quang thần thánh mà giáo hội khốc cho chế độ nơng nơ. Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người. Vào thời trung cổ, người ta coi con người là một sinh vật thụ động, chỉ biết thờ phụng Chúa, cầu mong được rửa tội. Còn ở thời Phục hưng đã dấy lên khẩu hiệu “con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”. Các tư tưởng nhân đạo ở thời kỳ này đặc biệt phát triển. Triết học thời kỳ này phát triển trong điều kiện phát triển như vũ bão của các khoa học. Phần nhiều triết gia đều là các nhà bách khoa uyên bác trên nhiều lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa triết học và khoa học chân chính với các quan niệm tơn giáo có sự phức tạp. Các nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng tuy nhấn mạnh các quyền, năng lực và những thành tựu của con người, nhưng không dám công khai phủ nhận Thượng đế. Nhiều nhà tư tưởng nhân văn là giáo sĩ.
Chương 2