Quan niệm về bản chất của con người và số phận của con người trong triết học thời kỳ Phục hưng

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 39 - 40)

PHỤC HƯNG. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN NIỆM ĐÓ

2.1. Quan niệm về bản chất của con người và số phận của con ngườitrong triết học thời kỳ Phục hưng trong triết học thời kỳ Phục hưng

Để tỏ rõ sự kế thừa văn minh cổ đại (kế thừa một quy luật, một thuộc tính của sự phát triển văn minh và văn hóa của con người) và để chống đỡ với những quyền uy đương thời, tránh bị gán cho là tà đạo, những người đi đầu thời Phục hưng đề xướng sự trở về với những cội nguồn thời cổ đại. Trở về với cái gì? Câu trả lời là: trở về với những yếu tố nhân văn chủ nghĩa để đối lập với dịng tư tưởng chính thống đương thời. Trong khi dịng chính thống tập trung vào việc nghiên cứu thượng đế (divina Studia) thì lần đầu tiên một sự đối lập giữa con người và thượng đế được thiết lập dưới hình thức cơng khai hay thầm kín. Đây là sự phản ứng quyết liệt của con người đối với thượng đế, nói đúng hơn, với thứ thượng đế do giáo hội áp đặt. Tôn giáo làm con người bị mất đi trong những sương mù dày đặc của tín ngưỡng, của nghi lễ, của sự phục tùng tuyệt đối; bây giờ họ vén bức màn sương mù ấy ra, để cho con người hiển hiện như vốn có. Họ làm một “sự phát hiện về thế giới và

con người”. Họ thấy rằng con người khơng phải tự nó chìm ngập giữa những

đống tội lỗi, bắt đầu từ “tội tổ tơng”, để rồi họ phải suốt đời tìm cách cứu rỗi bằng cách hiến mình cho thượng đế. Họ thấy rằng con người là một thực thể sống, với tất cả những nhu cầu, những khát vọng của chính nó. Con người từ chỗ là một “thân phận tội lỗi và thấp hèn” bây giờ được nhận thức như là một niềm kiêu hãnh. Con người từ chỗ là một con vật được an bài về tất cả các mặt đời sống xã hội và cá nhân, bây giờ đã trở thành những thực thể sáng tạo. Sáng tạo - cái quyền thiêng liêng nhất trong vũ trụ- từ chỗ là độc quyền của

thượng đế, bây giờ trở thành năng lực của chính con người. Tâm trạng u uẩn của con người dần dần nhường chỗ cho một thái độ sống hết sức lạc quan.

Quan niệm về bản chất và số phận của con người của các nhà triết học thời Phục hưng là một bước nhảy phi thường. Với quan niệm đó, quyền lực và sức mạnh của con người được đề cao, con người đã giành được vị trí trung tâm. Con người được đặt vào vị trí thượng đế.

Về phương diện tri thức, quan niệm về bản chất và số phận của con người của các nhà triết học thời Phục hưng đã nêu cao giá trị và tác dụng của lý tính để chống với nguyên tắc quyền uy của học thuật và luân lý phong kiến. Trong quan niệm về bản chất và số phận của con người, có tác giả đặt con người đối lập với thượng đế một cách trực diện, nhưng cũng có tác giả vẫn phải dùng những phương pháp vịng quanh. Cách phổ biến nhất trong văn học và nghệ thuật thời đó là đưa “chất người” vào “chất thần thánh”, biến đời sống thần thánh thành đời sống bình thường của con người. Ở các vùng nông thôn xa xôi, quan niệm về bản chất và số phận của con người của

các nhà triết học thời Phục hưng tuy còn bị khúc xạ qua quyền uy thống trị của Giáo hội và chính quyền nhưng cũng đủ để lay chuyển uy quyền ấy đến một mức độ đáng kể.

Vậy là sau những đêm tối thời trung cổ, con người thời Phục hưng đã hoàn toàn khác. Con người được đề cao, được khẳng định sức mạnh, niềm tin và lý trí của chính mình. Các triết gia, các nhà tư tưởng vĩ đại như Brunơ, Cơ- péc-ních, Galilê, Thô-mas Mo-rơ … đã thể hiện rõ điều này.

2.1.1. Quan niệm của Ni-cơ-lai Cơ-péc-ních (Nicolaus Copernicus1473 - 1543)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 39 - 40)