Quan niệm về tự do của con người, điều kiện giải phóng con người trong triết học thời kỳ Phục hưng

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 51 - 53)

trong triết học thời kỳ Phục hưng

Sự giải phóng của con người thời Phục hưng quả thật là vĩ đại, dù đó mới chỉ là sự giải phóng về mặt tư tưởng, về mặt tinh thần. Sự giải phóng của con người trong đời sống hiện thực còn xa mới đạt được. Các thế lực thống trị xã hội sẵn sàng đè bẹp con người vẫn cịn đó, tuy đã có phần nào thích nghi với những hồn cảnh tinh thần mới.

Sự giải phóng con người về mặt tinh thần, hay nói cách khác, sự lượng định lại về giá trị con người, giống như việc phá vỡ những chướng ngại trên dòng chảy của nền văn minh lồi người. Nó mở đường cho một loạt những phát hiện khoa học mới nở rộ chưa từng thấy (ví dụ như cuộc cách mạng thiên văn học do Cơ-péc-ních thực hiện).

Nhưng cuộc sống cho thấy sự giải phóng con người khơng diễn ra một cách đơn giản bằng những khuôn mẫu lý tưởng được nêu lên trong các cuộc cách mạng. Lý trí con người khơng phải là một cái gì tồn năng, đủ sức giải quyết mọi vấn đề của xã hội và con người. Và cả chế độ dân chủ nữa cũng không phải là một cách tổ chức xã hội có sẵn mà phải trải qua những tìm kiếm đầy khó khăn. Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền ra ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Liên Hợp Quốc đã quy định những quyền căn bản như: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về các quyền. Mọi người đều vốn có lương tâm và lý trí và phải tác động lẫn nhau theo tinh thần thiện chí”; “Mỗi người đều chính đáng được hưởng tự do và các quyền mà tun ngơn này quy định, khơng có mọi sự phân biệt, kể cả phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo”; “Mỗi người đều có quyền sống, tự do và an tồn cá nhân”; “Khơng ai phải chịu chế độ nô lệ hay bị nô dịch”; “Không ai phải chịu tra tấn hay xử sự tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm”; “Mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”.

Từ thời cổ đại, quyền con người đã xuất hiện trong những tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Homère, các vở bi kịch xuất sắc của Eschyle, Sophocle, Euripide. Những sáng tác này đã nêu lên những vấn đề lớn lao của nhân loại: tâm tư, tình cảm, hành động của con người (Iliade, Odyssée); cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của con người (Prométhée bị xiềng); cuộc đấu tranh giữa con người và số mệnh bi thảm (Oedipe làm vua); thân phận người phụ nữ và ước mơ được quyền sống bình đẳng, hạnh phúc của họ (Médée)… Câu

chuyện nàng Médée bị chồng phụ bạc trắng trợn đã nổi giận giáng một đòn trả thù khủng khiếp và độc ác xuống người chồng chính là lời kêu gọi xã hội hãy quan tâm hơn đến người phụ nữ của tác giả Euripide.

Vào thời Phục hưng, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn, một nền văn học “lấy con người làm trung tâm” đã phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu chói ngời. Trào lưu văn học nhân văn chủ nghĩa chính là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng. Xuất phát từ tinh thần đề cao, quý trọng con người của chủ nghĩa nhân văn, văn học thời Phục hưng đã lên án những thành kiến áp chế cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của con người, những triết lí khổ hạnh đi ngược lại quyền sống tự nhiên của con người, những nhân sinh quan cho rằng sự cao q hay thấp hèn của con người chính từ dịng máu và đẳng cấp mà ra. Văn học Phục hưng đã kịch liệt phản bác những quan niệm, triết lí sai lầm này song song với ca ngợi những gì thuộc về quyền sống tự nhiên của con người, đặc biệt là quyền tự do cá nhân, qua hàng loạt tác phẩm của Ronsad (Pháp), Bôcaxiô (Ý), Rabơle (Pháp), Cervantes (Tây Ban Nha), Sêcxpia (Anh)….

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 51 - 53)