Quan niệm của Galilê (Galileo Galilei 1564-1642)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 45 - 49)

Galileo Galilei (1564-1642)

Galilê (1564 - 1642) là nhà toán học, nhà thiên văn và nhà vật lý. Ơng đã có những khám phá khoa học lớn, đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng khoa học hiện đại. Ông sinh ở Pisa ngày 15 tháng 2, là con của Vincenzo Galilei, một nhạc sĩ. Lúc nhỏ, ông học ở tu viện Vallombrosa gần Florence, nơi gia đình ơng đến ở từ 1574. Năm 1581, ơng vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào. Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ. Sau đó, khi được học hình học, ơng bắt đầu say mê tốn học. Năm 1585, vì khơng có tiền, ơng phải thơi học, trở

về Florence giảng dạy. Ở đây, năm 1586 ông công bố một luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. Năm 1589, nhờ một khảo luận trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên ở trường Đại học Pisa. Từ đó, ơng bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm của Arixtốt về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ơng chuyển sang giảng dạy tốn học ở Ðại học Padua; ở đây trong suốt 18 năm, ơng đã có nhiều khám phá khoa học quan trọng. Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604 ông đã chứng minh bằng lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật (quy luật này về sau được gọi là chuyển động nhanh dần đều). Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabôn.

Galilê sớm tin vào lý thuyết của Cơ-péc-ních về chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4- 1597) nhưng ơng khơng dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ơng biết có phát minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32. Với chiếc kính viễn vọng này, ơng đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt mặt trăng lỗi lõm, dải Ngân Hà là một tập hợp sao, sao Mộc có các "mặt trăng" của nó. Ơng cũng đã quan sát sao Thổ, các vết đen trên mặt trời, các "tuần trăng" sao Kim. Các quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Năm 1611, Galilê đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ơng trước các nhân vật quan trọng ở triều đình của Giáo hồng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo cáo nói về các vết đen của mặt trời ấn hành ở Rome năm 1613, ơng đã tỏ ra có một lập trường xác định hơn đối với lý thuyết của

Cơ-péc-ních. Theo ơng, chuyển động của các vết đen ngang qua bề mặt mặt trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Cơ-péc-ních và sự sai lầm của Ptolemy.

Kính thiên văn của Galilê

Tuy nhiên, ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là trái đất. Đây chính là “Thuyết trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người cơng nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ơng viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay, trái đất khơng chỉ quay quanh mặt rời mà cịn tự quay quanh mình nó theo một trục”.

Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội. Giáo hội quy học thuyết của ông vào “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ” và là học thuyết dị đoan. Giáo hội khơng muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tịa án tơn giáo của Giáo hội gọi thẩm vấn Galilê. Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hồng, cấm ơng tun truyền cho “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” dưới mọi hình thức.

Những khám phá của Galilê đã chứng minh cho học thuyết của Cơ-péc- ních. Ơng đã tìm cách thuyết phục Giáo hội La Mã về tính đúng đắn của thuyết Cơ-péc-ních nhưng ý kiến phán quyết của Tồ án Giáo hội đã cho rằng nó là giả dối, phi lý, tà đạo và chống lại Kinh Thánh. Tòa án giáo hội đã phán quyết: “Tội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý, tuyên truyền học thuyết dị đoan, bị cầm tù chung thân”. Cho dù như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng, ơng khơng cịn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó khơng lâu, ơng đã trút hơi thở cuối cùng.

Galilê dùng cách nói ẩn dụ “hai cuốn sách” để phân biệt khoa học với tơn giáo và bảo vệ các cơng trình của các nhà khoa học thoát khỏi quyền uy của tơn giáo. Ơng cho rằng khoa học và kinh thánh là “hai cuốn sách” khác nhau được viết bằng hai thứ ngôn ngữ khác nhau, với những mục đích khác nhau.

Ngày 31-1-1992, Giáo hồng John Paul II đã thể hiện sự hối tiếc về cách giải quyết vụ việc Galilê và ra tuyên bố thừa nhận những sai lầm của Tịa án Cơng giáo trong việc phán xét lập trường khoa học của Galilê. Tháng 3- 2008, Vantican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galilê bằng cách dựng một bức tượng ông trong những bức thành Vantican. Tháng 12 cùng năm, trong các sự kiện kỷ niệm 400 năm những quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng sớm nhất của Galilê, Giáo hoàng Benedict XVI đã ca ngợi những đóng góp của ơng cho thiên văn học: “Galilê vĩ đại đã nói rằng Thượng đế viết cuốn sách tự nhiên bằng hình thức ngơn ngữ tốn học. Ơng tin rằng Thượng đế đã ban cho chúng ta hai cuốn sách: cuốn sách kinh thánh thiêng liêng và cuốn sách tự nhiên. Và ngôn ngữ của tự nhiên- theo niềm tin của Galilê- là toán học, cho nên nó là một ngơn ngữ của thượng đế, một ngơn ngữ của Đấng sáng thế”.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 45 - 49)