Quan niệm của Frăngxoa Rabơle (1494-1553) qua bộ tiểu thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagruyen”

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 57 - 63)

thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagruyen”

Frăngxoa Rabơle không những là nhà tiểu thuyết, nhà văn xuất sắc của thế kỷ, mà còn là một trong số những “người khổng lồ” của thời đại Phục hưng Tây Âu. Ông vừa là một nhà tiểu thuyết, vừa là một nhà bác học nhân văn, một nhà sinh vật học, một bác sĩ y khoa, một nhà luật học, một nhà thiên văn học. Ông thạo tiếng

Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Hêbrơ, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Italia. Rabơle là con một trạng sư có trại ấp ở gần Sinơng. Thời thanh thiếu niên, ông được gửi vào học trong các trường dịng. Năm 26 tuổi, ơng trở thành tu sĩ thuộc dòng Frăngxixcanh và gửi thân cho cuộc sống tu hành. Nhưng ơng sớm chán cuộc sống đó. Ơng say mê những tác phẩm cổ đại và thích giao du với những nhà nhân văn chủ nghĩa như Amy, Ghiôm Buyđê. Nhờ sự giúp đỡ của giám mục Đextixăc, ơng chuyển sang dịng Bênêđictanh rồi làm thư ký cho giám mục. Ơng cùng giám mục đó kinh lí vùng Poatu. Rồi ơng học luật ở Poachiê và lần lượt đến Borđô, Tuluzơ, Orlêăng và Pari để học y khoa. Năm 1532 ông làm thày thuốc ở Liông và bắt đầu trao đổi thư từ với Eraxmơ. Cũng năm đó, ơng cho xuất bản cuốn Păngtagruyen dưới bút danh là Ancôfribat Naziê. Tác phẩm bị trung tâm thần học Xorbon lên án. Rabơle bèn theo Hồng y giáo chủ Jăng Đuy Belê sang La Mã. Năm 1534, cuốn Gacgăngchuya ra đời và cũng lập tức bị lên án. Rabơle lại cùng Hồng y giáo chủ Đuy Belê sang La Mã. Ở đây ông được giáo hoàng miễn xá cho tội đã “xao nhãng việc tu hành”. Năm 1536 ông đỗ tiến sĩ y khoa và sau đó dạy y học ở Liơng. Năm 1545, được phép nhà vua, ông cho xuất bản “cuốn thứ ba” bộ tiểu thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagruyen”. Lần này ông lấy rõ tên thật nhưng cuốn sách lại bị lên án. Năm 1552, xuất bản “Cuốn thứ tư”, Xorbon phản ứng quyết liệt bằng cách chỉ trích gay gắt tác giả và tác phẩm. Cuốn thứ năm” xuất bản năm 1554, sau khi Rabơle mất được một năm. Ngồi bộ tiểu thuyết này, Rabơle cịn viết về y học và khảo cổ học. Ơng cịn cho in lại những sách y học của những bậc danh y cổ đại, có kèm theo lời bàn của mình.

Bộ tiểu thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagruyen” gồm năm cuốn. Có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí hồn tồn trái ngược nhau khi nhận định về thế giới quan của Rabơle qua bộ tiểu thuyết. Những ý kiến khác nhau đó

chứng tỏ rằng Rabơle và tác phẩm của ông là cả một thế giới phức tạp, phong phú, đa dạng vô cùng; Rabơle và tác phẩm của ông đều là sản phẩm của một thời đại đang chuyển mình, thời kỳ quá độ từ thời trung cổ sang thời cận đại. Trong thời kỳ này mọi thứ đều đang biến động, đang trong quá trình thay đổi. Cái cũ đang suy tàn, đang bị đẩy lùi dần vào dĩ vãng nhưng đã bén rễ lâu đời, khơng dễ gì một sớm một chiều mất đi. Cái mới thì đang nảy sinh và phát triển nhưng chưa phải đã định hình rõ rệt. Trước mắt Rabơle và những người đương thời, xã hội và con người đang đứng trước nhiều chiều hướng phát triển. Thêm vào đó cịn sự phản cơng của phong kiến và nhà thờ, sự tranh chấp chống đối lẫn nhau giữa những tư tưởng và những học thuyết.

Giữa bấy nhiêu sự phức tạp, Rabơle đã tìm ra một phương thức độc đáo để biểu hiện tư tưởng của mình. Dùng tiếng cười, mượn những huyền thoại, vận dụng trí tưởng tượng giàu có của mình, bằng lối ẩn dụ và bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nữa, ơng đưa người đọc vào một thế giới kì lạ, nửa hư nửa thực, đầy rẫy những vấn đề phức tạp, những con tốn địi được giải đáp. Cách giải đáp của ông nửa nghiêm trang lại nửa đùa cợt, người đọc phải tự rút ra kết luận cho mình. Rabơle chế giễu, đả kích, lên án chế độ phong kiến và nhà thờ. Không ở đâu mà những thiết chế vật chất và tinh thần, ý thức hệ của chúng, học thuật của chúng lại bị chế giễu đả kích một cách gay gắt như trong bộ tiểu thuyết này. Rabơle không kiêng nể bọn vua chúa phong kiến cũng như kẻ cầm đầu Giáo hội. Những kẻ đại diện tối cao này bị biến thành những vai hề dưới ngịi bút của ơng. Dưới đây là ví dụ về sự chế giễu của ơng: “Bắt được tên vua Anacsơ làm tù binh, Pannuyêcgiơ cho hắn ăn mặc thật lố lăng rồi dẫn ra trước mặt Păngtagruyen và nói: Đó là một tên vua thật đấy. Tơi muốn cải tạo hắn thành người lương thiện. Cái bọn vua chúa chết tiệt này chỉ là đồ bị con, chẳng hiểu gì hết, chẳng có giá trị gì hết ngồi việc bóp nặn người dân lành dưới quyền chúng nó và làm náo động thế giới bằng các cuộc

chiến tranh do chúng gây ra để thỏa mãn lòng ham muốn bỉ ổi của chúng. Tiếp đó Panuyêcgiơ dạy cho hắn đi bán nước sốt xanh. Tên vua rao: Ai mua sốt xanh. Panuyêcgiơ bẹo tai và mắng: Rao thế bé quá, phải rao to lên. Mồm mày kêu to được cơ mà! Mày phải thấy rằng chưa bao giờ mày sung sướng như bây giờ vì được thốt khỏi ngai vàng!”.

Rabơle bất bình với nạn thuế khóa và tệ ăn của đút. Sự đả kích của ơng đối với những tệ nạn đó thật gay gắt. Ơng gọi bọn quan lại ở viện kế toán là một “lũ dốt nát”. Nét tiêu biểu ở chúng là những ngón tay dài ngoẵng với những móng rất sắc và cụp xuống sẵn sàng bóp cổ người dân lành. Và đây là bức tranh biếm họa của ông về bọn người nắm “cán cân công lý”: “Bọn mèo lông xù là những con vật ghê tởm và quái dị. Chúng ăn thịt trẻ con và ngốn ngấu thức ăn quanh những chiếc bàn bằng đá cẩm thạch (ám chỉ chiếc bàn ở tịa pháp viện). Lơng lá của chúng khơng mọc ra ngồi mà mọc vào bên trong (ám chỉ những chiếc áo lơng thú của bọn quan tịa; lơng quay vào trong, mặt ngoài của áo rất nhẵn). Mỗi con đều mang theo một cái túi mở rộng thay cho mọi thứ mề đay, phù hiệu. Mỗi con lại mang túi theo kiểu riêng: con thì quàng vào cổ như đeo băng, con thì thắt trễ xuống cái bụng phệ, con thì đeo lủng lẳng bên hơng… Bọn chúng có những bộ vuốt rất chắc, rất dài và sắc, như thép, khiến cho bất cứ vật gì đã rơi vào tay chúng thì đừng hịng tuột ra khỏi”.

Rabơle lên án thói cuồng tín, coi đó là ngun nhân dẫn đến nội chiến tôn giáo: dân đảo Pơpơman đã cướp sạch, đốt sạch và tàn sát dân đảo Papơfigơ chỉ vì những người ở đảo Papơfigơ đã dè bỉu giáo hoàng của họ! Ngòi bút của Rabơle chế giễu găy gắt nền học thuật và nền giáo dục trung cổ. Thần học, triết học kinh viện, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa ngu dân đã bị ông vạch trần chân tướng. Xorbon, trung tâm của phái thần học, một pháo đài ngoan cố đã bị ông lên án. Nhưng Rabơle không chỉ đập phá thế giới cũ, ơng cịn tích cực tham gia vào việc xây dựng thế giới mới. Nói đúng hơn ơng mơ

ước một thế giới tốt đẹp hơn và đề xuất được nhiều ý kiến táo bạo nhằm mở đường đi tới đó. Tác phẩm của ơng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về chính trị, xã hội, tơn giáo, đạo đức, đến các thể chế văn hóa giáo dục.

Trong khi lên án bọn vua chúa hiếu chiến, đầy tham vọng ngông cuồng, đầy mưu đồ độc ác muốn thống trị thế giới. Rabơle gửi gắm nhiều mối cảm tình nồng hậu vào các nhân vật như Grănggguziê, Gacgăngchuya. Việc xây dựng hai nhân vật này nhằm mục đích làm nổi bật sự tương phản, đối lập giữa hai kiểu vua chúa. Nếu bọn vua chúa như Picrôcôn, Anacsơ là đáng ghét, đáng căm giận và đáng nguyền rủa, thì những nhà vua như Grănggguziê, Gacgăngchuya là đáng yêu, đáng quý, đáng tôn sùng. Điều đáng chú ý là Rabơle khơng dừng lại ở đó. Hình ảnh những ơng vua như vậy vẫn nằm trong phạm trù phong kiến. Và nếu dừng lại ở đó thì cái xã hội ơng vừa mơ tả có thể vẫn chỉ là xã hội phong kiến của một thời hồng kim nào đó mà xưa nay nhiều người đã từng mơ ước. Rabơle cho rằng khơng có mệnh trời định sẵn và dịng dõi, huyết thống khơng phải là tiêu chuẩn của phẩm giá con người. Cái xã hội mà ông mơ ước sẽ tơn trọng tự do tín ngưỡng, sẽ khơng có chiến tranh tơn giáo giữa những người theo Công giáo và những người theo đạo Tin lành, sẽ khơng có hận thù giữa Papơman và Papơfigơ. Tư tưởng này rất có ý nghĩa. Nó chính là sản phẩm của thời đại Phục hưng. Nó phản ánh xu thế của thời đại đang đấu tranh để thốt ra khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến và của nhà thờ trung cổ, để xây dựng các quốc gia dân tộc tự do, để tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân thành viên trong xã hội.

Rabơle khuyên hãy tin ở Thượng đế. Ơng nói lên cảm nghĩ của mình về Thượng đế. Nhưng vấn đề là đấng Thượng đế nào? Chắc chắn đó khơng phải là đấng Thượng đế của Cơng giáo vì Rabơle từng phê phán gay gắt tổ chức giáo hội này, đặc biệt là trong cuốn bốn. Cũng không phải là đấng Thượng đế

mà phái Tin lành rao giảng. Rabơle từng chỉ trích phái Tin lành và gọi đó là “bọn Canvanh bị quỷ sứ ám, bọn bịp bợm ở Giơnevơ”.

Theo dòng tư tưởng của Rabơle, ta thấy tu viện Têlem có thể là cái mốc quan trọng nhất. Đó là một tu viện kiểu mới. Nó khơng có tường vây quanh kín mít để cách ly với thế giới bên ngồi. Ở đó khơng có đồng hồ, khơng có tiếng chng quy định một cách nghiệt ngã. Ở đó khơng phải chỉ có những kẻ chán đời vào tu. Ở đó khơng chỉ có những buổi cầu kinh và những cuộc tranh luận, cuồng tín hoặc giáo điều chủ nghĩa. Nơi đó nam thanh nữ tú tự do ra vào, vui sống, ca hát, nhảy múa, tự do tìm hiểu và yêu nhau. Như vậy, Rabơle quan tâm trước hết đến tự do của con người, của mỗi cá nhân.

Nói đến giáo dục là nói đến vấn đề đào tạo con người. Xã hội nào cũng cần có những con người theo yêu cầu của nó. Vậy con người mà Rabơle nhằm xây dựng là con người như thế nào? Trong quan niệm của Rabơle, con người đó phải hiểu biết và u q nền văn hóa cổ đại Hi- La. Ơng cho rằng có thể tìm thấy chân lý đạo đức trong triết học của Platon, chân lý pháp luật trong luật La Mã, chân lý tôn giáo trong Phúc âm, chân lý khoa học trong các sách vở của bậc danh y, của các nhà toán học, các nhà sinh vật học cổ đại. Ơng chủ trương con người đó phải học đủ các mơn: văn học, tốn học, thiên văn học, sinh vật học, âm nhạc, thể dục thể thao, cổ ngữ và ngoại ngữ, vệ sinh, lao động chân tay. Để đào tạo nên những con người như vậy, Rabơle chủ trương không được tách rời lý thuyết với thực hành, tách rời sách vở với cuộc sống. Sau giờ học, thày trò đi thăm các cửa hàng, các cơng xưởng để tìm hiểu nhiều mặt của đời sống kinh tế, của sản xuất. Tất cả những điều mà Rabơle đề cập đến là khát vọng nắm lấy mọi tri thức để phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất, phục vụ đất nước.

Rabơle chủ trương đề xướng một lối sống (chủ nghĩa Păngtagruyen) “sống yên ổn, vui vẻ, khỏe mạnh, ln chè chén say sưa”. Ơng nói: “Những

người tự do, có học thức, lại được đặt trong những điều kiện sinh hoạt tốt, tự bản chất họ sẵn có bản năng và thiên hướng hành động hợp với đạo đức”. Ông cho rằng, ở tu viện Têlem, mặc dù khẩu hiệu đề ra “muốn làm gì thì làm”, nhưng tuyệt nhiên khơng có hành vi nào là bậy bạ hết! Niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người là điều đáng quý nhưng cũng rõ ràng là mơ hồ. Con người là một sản phẩm của lịch sử- xã hội. Đạo đức cũng thế, đó là một sản phẩm của xã hội lịch sử. Nói vắn tắt thì xã hội nào - đạo đức ấy- con người ấy. Khơng thể có một thứ đạo đức chung chung khi xã hội còn phân chia giai cấp. Khẩu hiệu “muốn làm gì thì làm” tuy xuất phát từ thiện ý của Rabơle muốn giải phóng cho con người thời đại mình thốt khỏi xiềng xích phong kiến trung cổ, nhưng trên thực tế sẽ bị các giai cấp thống trị và bóc lột lợi dụng. Và nhất định quảng đại quần chúng nhân dân sẽ không được hưởng một chút nào cái quyền tự do “muốn làm gì thì làm” ấy.

Có thể nói, cuốn tiểu thuyết của Rabơle như dịng sơng cuộc đời cuồn cuộn chảy, mang theo trong lịng nó biết bao phù sa màu mỡ để bồi đắp cho một thế giới đang sinh thành, cuốn phăng nhiều rác rưởi do thế giới cũ để lại. Để xây dựng tác phẩm đồ sộ đó, Rabơle vừa sử dụng bút pháp tả thực, vừa để cho sức tưởng tượng vỗ cánh bay cao.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 57 - 63)