Hạn chế của quan niệm về con người trong triết học thời kỳ Phục hưng

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 75 - 81)

lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng là thực hiện “cuộc cách mạng” trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn. Tóm lại, chủ nghĩa nhân văn từ khi ra đời tuy không ngừng bị Giáo hội phong kiến chống phá nhưng nó đã bám rễ sâu trong lòng quần chúng. Chủ nghĩa nhân văn đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

2.3.2. Hạn chế của quan niệm về con người trong triết học thời kỳPhục hưng Phục hưng

Muốn đạt tới lý tưởng như chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng (con người được tự do, được thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và tinh thần, con người với tư cách là cá nhân được hồn tồn giải phóng), thì vấn đề cơ bản hàng đầu là phải thủ tiêu mọi nguồn gốc đẻ ra áp bức bóc lột. Nhưng, thời đại Phục hưng mới là sự mở đầu cho thời kỳ quá độ từ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, mới chỉ là bước chuyển biến từ một chế độ áp bức bóc lột

này sang một chế độ áp bức bóc lột khác, “cịn trắng trợn hơn, cơng nhiên hơn và vô liêm sỉ hơn”. Thực tế phát triển chủ nghĩa tư bản ở một số nước Tây Âu từ nửa đầu thế kỷ XVI đã khiến cho một số người tiến bộ nhận thức được điều đó. Và họ cố gắng đi tìm những phương pháp mới hy vọng có thể giải thốt con người ra khỏi tình trạng bất cơng, áp bức bóc lột. Cuốn “Khơng tưởng” (Utopia) của Thơ-mas Mo-rơ ra đời nhằm mưu cầu hạnh phúc cho xã hội bằng cách địi hỏi cho ngun lý bình đẳng về mặt của cải phải được thừa nhận. Thô-mas Mo-rơ tiên đốn rằng quyền tư hữu phải được hồn tồn xóa bỏ. Nhưng do sự hạn chế của lịch sử, ông mới chỉ vẽ ra được một viễn cảnh, dựng lên một ước mơ không thể nào thực hiện được. Lý tưởng của nó lâm vào sự khủng hoảng. Sự bế tắc và khủng hoảng đó đã để lại dấu ấn trong tác phẩm của những nhà văn như Sêcxpia. Tâm trạng hoài nghi, bi quan khiến Sêcxpia phải thốt lên: “Thế giới giờ đây là cả một nhà tù”, hoặc “thời thế thật là tan tác, đảo điên”. Như vậy, hạn chế đầu tiên của quan niệm về con người trong triết học thời kỳ Phục hưng là ở chỗ, các nhà triết học thời kỳ này nói chung chưa nhìn thấy rõ con đường đúng đắn để giải phóng con người. Tuy nhiên, đây là hạn chế lịch sử khó vượt qua.

Ngồi hạn chế lịch sử đó, ý thức giai cấp cũng chi phối tư tưởng của một số nhà triết học, kể các các nhà triết học theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Trong số họ, có người là quý tộc, là đại quý tộc; có người là đại tư sản; có người thuộc tầng lớp bình dân. Một số người, dưới nhiều tác động phức tạp, có lúc lên lúc xuống, lúc quay sang phía này, lúc quay sang phía nọ. Chẳng hạn như Luthơ, người đã phát lên ngọn cờ cải cách tơn giáo, đã sớm ngả sang phía giai cấp q tộc và trở thành kẻ thù quyết liệt của phong trào nông dân, mặc dù khởi đầu ông đã được quần chúng say mê ca ngợi như một đấng cứu tinh của họ. Tuy có nhiều khuynh hướng phức tạp, nhưng nhìn chung thì khuynh hướng tư sản ngày càng thắng thế. Chính

bản thân sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đảm bảo cho sự khẳng định khuynh hướng này.

Nét đặc trưng của khuynh hướng tư sản là sự ca ngợi con người hồn tồn tự do, được giải phóng khỏi mọi xiềng xích phong kiến. Mặt tích cực của khuynh hướng này là đạp phá không thương tiếc thần học và triết học kinh viện, lên án một cách gay gắt nền luân lý đạo đức phong kiến, biểu dương và ca ngợi sự sáng tạo, ý thức vươn lên làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân. Nhưng ngồi tính chất khơng tưởng của nó, khuynh hướng này cũng có lệch lạc nguy hiểm. Ví dụ, trong khẩu hiệu nổi tiếng mà Rabơle nêu ra “muốn làm gì thì làm”, ít nhiều cũng chứa đựng một thứ chủ nghĩa tự do độc hại tuy bản thân Rabơle khơng hề muốn thế. Hoặc nữa, có thể nhận thấy vấn đề giải phóng bản năng sinh lý đã từng dẫn đến thái độ say sưa ca ngợi những khoái cảm vật chất, xác thịt trong khá nhiều tác phẩm đương thời (trong “Chuyện mười ngày” của Bôcaxiô, tiểu thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagruyen” của Rabơle…). Quá chú trọng và quá say sưa đề cao mặt sinh vật trong con người thì sớm muộn cũng sẽ dẫn đến những lý thuyết muốn hạ thấp “con người” xuống hàng “con vật”.

Một biểu hiện hạn chế khác của quan niệm về con người ở một số nhà triết học thời kỳ Phục hưng là lý tưởng sống vì tiền, coi “tiền” trên tất cả. Sự lớn mạnh phi thường của vai trò đồng tiền trong xã hội thời bấy giờ đã nâng đỡ cho khuynh hướng tư tưởng này. Ý thức được nguy cơ đó, một số người (như Sêcxpia) đã lên tiếng tố cáo sức mạnh ma quái của đồng tiền, đả kích gay gắt và lên án những kẻ sống vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Sêcxpia đã dựng lên sắc nét những điển hình tiêu biểu cho loại người sẵn sàng chà đạp lên mọi tình nghĩa, khơng từ thủ đoạn nào, tội ác nào miễn là thỏa mãn dục vọng cá nhân: sống giàu sang phè phỡn. Đó là những gã Saylơc (Thương gia thành Vơnizơ)…

Mặc dầu có những hạn chế như trên nhưng quan niệm về con người trong triết học thời kỳ Phục hưng vẫn là một cống hiến lớn đới với lịch sử tư tưởng con người. Nó đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến trung cổ và mở đường cho các xã hội Tây Âu tiến vào chủ nghĩa tư bản.

Kết luận chương 2

Quan niệm về vấn đề con người trong thời đại Phục hưng khẳng định bước ngoặt tiến bộ vĩ đại của triết học. Các triết gia, các nhà tư tưởng đều có những suy nghĩ, những quan niệm và cách diễn đạt vấn đề về con người của riêng mình. Nhưng ai cũng khẳng định vị trí, vai trị, số phận, tài năng của con người lên một tầm cao mới. Trong quan niệm của họ, con người mang một vóc dáng “khổng lồ”; con người bất chấp tất cả, mặc dù phải hy sinh chính bản thân mình để bộc lộ tài năng, phẩm chất của họ, thông qua đó khẳng định chính mình.

Sự hiểu biết về sức mạnh sáng tạo và tự sáng tạo chính mình của con người là một trong những nét chủ yếu của triết học thời kỳ Phục hưng. Quan điểm về con người của các nhà triết học đồng thời cũng đã toát lên những giá trị nhân văn sâu sắc- đó chính là giá trị trong quan niệm về con người trong triết học thời kỳ này.

Mặc dù cịn có những hạn chế trong quan niệm về con người trong triết học thời kỳ Phục hưng nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận những giá trị to lớn nhiều mặt mà triết học thời kỳ này đã đem lại trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

KẾT LUẬN

Con người là đối tượng nghiên cứu của triết học trong mọi thời đại. Ở mỗi giai đoạn trong lịch sử, triết học đều có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ bản chất của con người. Triết học thời Phục hưng với chủ nghĩa nhân văn đã có đóng góp đặc biệt trong nghiên cứu về con người. Con người từ chỗ bị đè nén trong đêm trường trung cổ đã vùng lên khẳng định quyền và sức mạnh của mình. Con người khơng cịn phải cầu kinh để mong ước có cuộc sống yên bình nơi Chúa. Con người giờ đây phải ăn, chơi, vui, hát, sống hết mình. Triết học thời Phục hưng đã từng bước dựng lên những con người như vậy. Quan niệm về con người của các nhà triết học thời Phục hưng cho đến nay vẫn còn những giá trị mà chúng ta cần kế thừa.

Trong thời đại ngày nay, vấn đề con người vẫn đang khiến chúng ta trăn trở. Làm thế nào để cho con người được tự do, được giải phóng, được tự định đoạt cuộc sống của mình? Làm thế nào để đào tạo những con người có tài năng về mọi mặt? Người ta vẫn đang tự hỏi như vậy. Thực tiễn đã cho thấy rằng, xã hội hiện đại mặc dù có kinh tế phát triển song vẫn chưa đáp ứng được những lý tưởng mà con người mơ ước là sự phát triển hài hồ, bền vững, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” . Bởi vì, trong xã hội đó vẫn cịn sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, sự mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, bất công, chiến tranh và xung đột; con người tuy sống trong những tiện nghi hiện đại, nhưng ngày càng cảm thấy lo sợ và trống rỗng ; hoàn cảnh mà xã hội hiện đại tạo ra chưa đủ để con người có thể tự do phát triển ; xã hội đó vẫn thiếu tính nhân đạo, thiếu tính người; con người vẫn chưa được giải phóng khỏi những quan hệ áp bức, bóc lột và nơ dịch; con người vẫn chưa chuyển từ “vương quốc của tất yếu”

lên “vương quốc tự do”. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, cần tìm con đường giải phóng con người ở trong thế giới hiện thực và bằng phương tiện hiện thực; muốn giải phóng con người thì phải thiết lập chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm đó của chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường giải phóng con người là chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn này là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 75 - 81)