Quan niệm của Thô-mas Mo-rơ (Thomas More 1478-1535)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 49 - 51)

Thô-mas Mo-rơ (1478 - 1535) là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc và một nhà tư tưởng sâu sắc của Anh. Ơng sinh trong gia đình trí thức, là người có học thức, là nhà văn xuất sắc có tinh thần nhân đạo cao cả. Lúc 26 tuổi ông tham gia hoạt động chính trị, năm 1529 ơng trở thành huân tước nước Anh. Thơ-mas Mo-rơ tìm cách thay đổi chính sách hà khắc lúc bấy giờ nên đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa ơng và nhà vua. Ơng bị vua Henry VIII xử tử vào ngày 6/7/1535.

Thô-mas Mo-rơ là một điển hình xuất sắc của giai đoạn đầu thời kỳ Phục hưng ở Anh. Ông làm bạn với những nhà nhân văn khác như: Erasmus, John Colet, Thomas Linacre…

Thô-mas Mo-rơ là nhà xã hội chủ nghĩa khơng tưởng đầu tiên. Ơng đặt ra từ “không tưởng” (Utopia). Tác phẩm Không tưởng (xuất bản bằng tiếng Latinh năm 1516) được coi là một cơng trình tuyệt tác của ơng. Utopia (nghĩa

là khơng có nơi nào) là tên được Thô-mas Mo-rơ đặt cho một quốc đảo tưởng tượng, lý tưởng. Hệ thống chính trị của quốc đảo đó được ơng mơ tả trong tác phẩm Khơng tưởng. Utopia là tác phẩm văn học viễn tưởng; nó thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trình độ học thức cao, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sự nhạy cảm về chính trị cùng với tấm lịng nhân đạo.

Thô-mas Mo-rơ là nhà nhân đạo chủ nghĩa bởi ông đã đưa ra sự phê phán sâu sắc với trình độ khái quát cao xã hội phong kiến thối nát và cả chủ nghĩa tư bản mới. Ông chỉ ra nguồn gốc sâu xa của mọi sự bất cơng, áp bức bóc lột và cùng khổ là chế độ tư hữu. Để thốt khỏi tình trạng đó, ơng đề nghị xây dựng một chế độ xã hội kiểu mới. Trong xã hội đó khơng có tư hữu, mọi người bình đẳng với nhau, sản xuất có tính chất cơng cộng, khơng có sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, sản phẩm được phân phối cho tiêu dùng cá nhân theo nhu cầu; chế độ chính trị mang tính chất cộng hịa. Thô-mas Mo-rơ luôn hướng về con người, mong muốn về một xã hội tốt đẹp. Ông cho rằng tế bào kinh tế là gia đình, kinh tế bao gồm những người không cùng huyết thống, cùng làm những nghề nhất định, luân phiên nhau làm việc theo nghĩa vụ đó là nghề thủ cơng. Tất cả mọi người lao động tạo ra sản phẩm nộp vào công cộng và được phân phối theo nhu cầu. Ông phác họa xã hội mà ở đó thời gian làm việc (6 giờ/ngày), thời gian nghỉ ngơi (8 giờ/ngày), vui chơi giải trí (10 giờ/ngày). Ơng coi hạnh phúc con người không những là sự thỏa mãn nhu cầu vật chất mà cần thỏa mãn về nhu cầu vui chơi giải trí. Ơng mong muốn mọi trẻ em khơng phân biệt nam, nữ đều được giáo dục như nhau khơng chỉ bằng sách vở mà cịn bằng thực tiễn với việc học nghề thủ công và nông nghiệp. Về lĩnh vực hơn nhân gia đình, ơng quan niệm: “đi tìm một cuộc hơn nhân mới ít có lợi hơn việc củng cố tình yêu vợ chồng” (giống như xã hội ta ngày nay). Ước mơ của Thơ-mas Mo-rơ là xã hội hịa bình. Tư tưởng của ơng là dùng bạo lực chiến tranh chống lại cái ác. Ông bênh vực con người lao động bị áp bức bót lột, đang chết dần chết mịn trong xã hội tối tăm ngột ngạt. Cùng với tấm lịng vì con người, Thơ-mas Mo-rơ dành cho con người những gì tốt đẹp nhất, mong mong muốn mang lại cho con người cuộc sống đầy đủ tự do hạnh phúc. Có thể nói cái gì thuộc về con người thì ơng đều quan tâm một cách sâu sắc.

Tuy nhiên, ngồi những tư tưởng tiến bộ ơng vẫn cịn nhiều hạn chế. Tư tưởng ông cịn nhiều mâu thuẫn. Ơng mong xã hội văn minh nhưng lại tồn tại những hình phạt man rợ. Ơng mong muốn phát triển nền kinh tế hàng hóa nhưng phản đối tiền, vàng…

Nhìn chung, Thơ-mas Mo-rơ là nhà tư tưởng sâu sắc và nhà cách mạng nhiệt thành, là một anh hùng của cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Trong khi phê phán xã hội phong kiến, ông đưa ra cương lĩnh của mình muốn xây dựng một thiên đường ngay trên trái đất. Đó là một chế độ xã hội khơng có giai cấp, khơng có tư hữu tư sản, khơng có chính quyền nhà nước đối lập và xa lạ với các thành viên trong xã hội.

Thơ-mas Mo-rơ, vị thánh "tử vì đạo", đã miêu tả một cách tài tình cái thế giới trong mơ. Tất cả những tư tưởng dù tích cực hay cịn nhiều hạn chế, nhưng đều quy lại phục vụ cho một tâm điểm là “vì con người”. Tiếc thay, cái chết đã buộc ông bỏ dở con đường cách mạng của mình.

Tóm lại, Cơ-péc-ních, Brunơ, Galilê, Thơ-mas Mo-rơ đều có quan niệm đặc sắc về số phận và bản chất của con người. Họ đại diện cho lý trí, cho sự hiểu biết sâu sắc, cho tinh thần nhân đạo về những vấn đề của cuộc sống và thế giới. Họ gặp rất nhiều trắc trở trong công việc nghiên cứu, trong cuộc giao tranh với những thế lực thống trị đương thời. Họ là những con người dám hy sinh, dám bước lên dàn hỏa thiêu của tịa án giáo hội, khơng chỉ để tự khẳng định mà còn để khẳng định những giá trị vĩnh hằng của con người.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 49 - 51)