Quan niệm của Sêcxpia (William Shakespeare 1564-1616) qua bi kịch “Rômêô và Juliet”

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 63 - 71)

bi kịch “Rômêô và Juliet”

Sêcxpia là nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài, người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh thời Phục hưng. Trong các thế kỷ trước, nhân loại biết rất ít về cuộc đời ơng. Mấy chục năm đầu thế kỷ XX còn lưu hành “Vấn đề Sêcxpia bí ẩn” hịng gán ghép sự nghiệp chói lọi của ơng cho nhà q tộc này, nhà bác học nọ. Theo những kẻ xướng xuất

vấn đề này thì thiên tài thời bấy giờ chỉ có thể xuất thân từ quý tộc, có học vấn cao, cịn anh chàng Sêcxpia xuất thân từ tầng lớp bình dân, học vấn dở dang trung học thì khơng thể là người viết nên những kiệt tác như Rômêô và Juliet, Hamlet, Ơtelơ…

Sêcxpia sinh ngày 23..4.1564 tại Xtratfơt on Êvơn, ở Miền Trung nước Anh. Thân phụ ông rời bỏ nghề nông ra thị trấn này kiếm sống bằng nghề làm bao tay. Nhờ chí thú làm ăn, ơng trở nên khá giả, mở thêm được cửa hiệu bán len dạ và sản phẩm do tay mình làm ra. Ơng lại cịn được nhân dân tín nhiệm cử vào Hội đồng thị chính, rồi sau đó làm Thị trưởng ln mấy nhiệm kỳ. Lên 7 tuổi, Sêcxpia cắp sách đến trường Grammar school ở ngay thị trấn. Đây là loại trường tiểu và trung học kết hợp khá phổ biến thời đó ở Anh. Trường dạy các kiến thức phổ thông, tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, ngữ pháp và một ít văn chương cổ đại Hy Lạp, La Mã. Nhưng Sêcxpia khơng theo được hết chương trình. Năm 14 tuổi, vì gia đình sa sút nợ nần, bố cũng đã mất chức Thị trưởng, ông phải bỏ học, đi làm kiếm sống. Năm 18 tuổi, Sêcxpia cưới An Hathauê. Cô này hơn chồng 8 tuổi và sau 3 năm có con, đầu lịng là một gái, tiếp đó là một cặp sinh đôi một gái, một trai. Đứa con trai đặt tên là Hamnet, lên 11 tuổi thì ốm chết. Năm 23 tuổi để vợ con ở lại thị trấn quê hương, Sêcxpia ra kinh thành Luân Đôn với hai bàn tay trắng và một trái tim hăm hở. Ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Rồi ông đến với rạp kịch đầu tiên được xây dựng ở nước Anh. Ở đó, ơng lại làm từ chân giữ ngựa, chân soát vé, chân nhắc vở rồi đến chân làm diễn viên. Cuối cùng ông mới cầm bút. Ông soạn lại, cải biên một vài vở cũ, viết chung với soạn giả khác một hai vở mới, sau đó mới sáng tác một mình. Biết rằng hiểu biết của mình về văn hóa, về cuộc sống, về nghề cịn thiếu sót, ơng tự học thêm.

Do vốn sống chưa nhiều, hiểu biết về giới thượng lưu quý tộc, cung đình, về xã hội Ln Đơn cịn ít ỏi nên Sêcxpia bù đắp bằng cách tiếp xúc,

giao du, quan sát. Ông kết giao với một số người, nhờ vậy mà thâm nhập được vào các mơi trường xã hội. Ơng đã học tập ở nhân dân, ở công chúng đi xem kịch những bài học bổ ích về cách nhìn, nếp cảm, nếp nghĩ, cách ăn nói. Nhờ vậy mà nguồn cảm hứng của Sêcxpia hầu như vô tận, sức sáng tạo của ông hầu như vơ cùng. Sêcxpia nổi lên nhanh chóng như ngơi sao rực rỡ chiếu sáng văn đàn. Chỉ sau năm năm có mặt ở kinh thành, tên tuổi của ơng đã vang dội. Hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại gần 40 vở kịch, 2 bản trường ca, một tập 154 bài thơ xonnê; tính trung bình mỗi năm ơng viết được hai vở kịch. Ông được thừa nhận là nhà thơ, nhà soạn kịch lớn nhất của thời đại mình, đất nước mình. Người cùng thời với ơng ca ngợi ơng là “Nhà thơ giọng

lưỡi ngọt ngào”, là “người vung ngọn giáo làm náo động kịch trường”. Sau

khi ông mất, BenJônxơn, nhà viết kịch nổi tiếng của nước Anh, đã khẳng định rằng, “Sêcxpia khơng chỉ thuộc về thời đại mình, ơng là người của mn đời”. Sêcxpia nổi tiếng trong giới viết kịch. Ơng bước vào kịch trường giữa lúc mà tình cảm yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Anh bốc cao hơn bao giờ hết. Giữa thời kỳ đang bị cuốn hút vào hài kịch và kịch lịch sử, Sêcxpia đã cho ra đời những vở bi kịch. Nó chứng tỏ rằng ngay giữa lúc đang muốn cơng chúng vui cười thỏa thích, ơng vẫn cảm nhận được những mối nguy cơ đe dọa con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười của nó, gây nên bao cảnh tang tóc đau thương, khiến nước mắt và cả máu đổ ra khơng ít. Năm tháng và cuộc đời sẽ giúp ơng thấy rõ hơn những gì trước đó mới chỉ là cảm nhận. Vì thế mà kể từ 1600 trở đi, ơng đã sáng tác một loạt bi kịch mà chủ đề là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa cá nhân và xã hội, trong đó những thế lực đen tối quyết tâm tiêu diệt tất cả những gì và tất cả những ai cản trở nó, chống lại tham vọng thống trị của nó. Điều này làm cho Sêcxpia với các vở bi kịch của mình, càng được cơng chúng thêm u mến, q trọng. Khám phá và phát hiện của ông về một thế lực đen tối mới, tuy đang trong q trình sinh sơi nảy

nở nhưng đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ đáng lo ngại. Đó là đồng tiền và những kẻ nắm được nhiều tiền. Ông báo động rằng, giờ đây nó đang vượt ra khỏi những giới hạn nhỏ hẹp kìm hãm nó để vươn tới địa vị thống trị những quốc gia, thậm chí nó cịn mưu toan thống trị toàn thế giới, “biến cả thế giới thành cả nhà tù”.

“Rômêô và Juliet” là vở bi kịch đầu tay của Sêcxpia, ra đời vào giữa lúc ông đang hào hứng sáng tác kịch lịch sử, hài kịch và đang gặt hái những thành công vang dội với hai thể loại này. Ngay lập tức công chúng nước Anh, mà trước hết là ở Ln Đơn, đã chào đón nó hết sức nồng nhiệt. Vở bi kịch đã gây xúc động chưa từng thấy trên kịch trường và trong dư luận. Từ đó đến nay, “Rơmêơ và Juliet” đã được lịch sử sân khấu thế giới nói chung thừa nhận là một trong những kiệt tác hàng đầu.

Rômêô và Juliet.

Câu chuyện về mối tình oan trái, bi thảm của Rơmêơ và Juliet vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Italia dưới thời trung cổ. Nó đã được một số nhà văn, nhà thơ Italia ghi chép lại, nhuận sắc thêm, nhờ vậy mà khá phổ biến, khơng những ở Italia mà cịn ở Pháp, ở Tây Ban Nha qua các bản dịch hoặc phỏng tác của một số cây bút ở hai nước này. Thiên truyện ấy của Bruc hoặc đọc bản dịch của Boatơ và câu chuyện tình bi thảm đó đã gây cho ơng

xúc động. Ông đã mượn cốt của câu chuyện và dựng thành vở bi kịch. Dưới ngịi bút tài hoa của ơng, Rơmêơ và Juliet trở thành bất tử, khiến cho công lao của những người đi trước cũng được biết đến, được ghi nhận như là đã góp phần vào sự ra đời của thiên kiệt tác. Để cho câu chuyện tình oan trái ấy càng thêm thương tâm, càng gây phẫn nộ, ơng đã dồn hết sự thơng cảm, sự đồng tình của mình cho đơi un ương. Ơng đã biến nó trước hết thành một bản tình ca say đắm nhất, dũng cảm và bất khuất vô cùng, dám đạp lên hận thù và lễ giáo phong kiến để giành lấy quyền tự do yêu đương và hưởng hạnh phúc đôi lứa. Sức cuốn hút của vở kịch trước hết là ở đó. Cái chất men ngây ngất của bản tình ca đã được ngịi bút nhà thơ làm dậy lên nồng nàn, say đắm.

Nhưng đôi uyên ương đã phải chết oan uổng. Hận thù và lễ giáo phong kiến đã giết họ. Bản án mà ông tuyên cáo thật rõ ràng đanh thép. Ơng truyền vào đó tất cả sự căm giận, sự phẫn uất của mình. Ơng muốn kêu gọi sự trả thù. Người cịn sống hãy trả thù cho những kẻ chết oan. “Rômêô và Juliet” khơi trúng một nỗi đau khá triền miên, dai dẳng, đã và vẫn cịn gây nhức nhối cho xã hội lồi người. Hận thù; thành kiến; tệ phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo; sung bái tiền tài, địa vị; những điều đó đã và vẫn cịn ngáng trở, chia cắt, giết chết bao nhiêu là đôi lứa yêu nhau. Nhiều tấn bi kịch Rômêô và Juliet mới vẫn xảy ra.

Cái bi trong “Rơmêơ và Juliet” khơng nằm trong tính cách, khơng do tính cách nhân vật quy định. Cái bi ở đây do hồn cảnh gây ra, xơ đẩy hai nhân vật trung tâm vào chỗ chết. Vì vậy vở “Rơmêơ và Juliet” vẫn thuộc phạm trù bi kịch kiểu cũ. Bản thân mơ típ hận thù mà nó coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tấn bi kịch truyền thống từ trước đến bây giờ. Tuy nhiên Sêcxpia cũng đã chú ý đổi mới bi kịch này bằng một số biện pháp đáng kể.

Về hành động kịch, ơng khơng tự trói tay mình vào luật ba duy nhất. Thời gian ở đây tuy được dồn lại để làm tăng thêm tính chất gay gắt của mâu

thuẫn nhưng cũng phải diễn ra trong bốn ngày đêm. Địa điểm cũng luôn thay đổi. Hành động kịch khi diễn ra trong nhà, khi ở ngoài vườn họ Capiulet, hoặc trên đường phố, hoặc trong hầm mộ. Sêcxpia cũng phá vỡ quy luật nghiệt ngã phân biệt bi kịch với hài kịch, không cho phép trộn lẫn cái bi với cái hài trong một vở kịch. Ông đã đưa ra nhiều yếu tố hài vào trong vở bi kịch này. Thậm chí đưa hẳn một số cảnh tràn đầy một khơng khí lạc quan, vui vẻ vào trong đó. Những cảnh có vai nhũ mẫu là một ví dụ. Đây là một nhân vật gần gũi với hài kịch hơn là với bi kịch. Đáng lưu ý hơn nữa là việc ông chăm chút gây dựng bầu khơng khí rạo rực, ngào ngạt nhựa sống, chất men, nhằm bao bọc, chở che, ủ ấp đôi uyên ương chống lại bầu khơng khí hận thù đang tìm mọi kẽ hở để ùa vào, đầu độc tất cả. Nhiều lúc ơng đã để cho bầu khơng khí trong lành kia thắng thế. Như khi đôi uyên ương trao gửi lời hẹn ước dưới trăng hoặc như khi tu sĩ Lôrân làm lễ se duyên cho họ. Những lúc ấy cái bi đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho một khơng khí chứa chan niềm vui và hạnh phúc.

Nổi bật lên trong vở là nhân vật Juliet. Đó là một cơ gái lần đầu bước vào ngưỡng cửa của tình u. Cơ đang sống hồn nhiên vơ tư lự thì tình yêu đến bất ngờ như tiếng sét lúc trời quang. Cơ nghe trái tim mình rạo rực; cơ bèn đi theo tiếng gọi của trái tim mình, tự phó thác hồn tồn cho nó dẫn dắt. Lý trí dù có lúc lên tiếng báo động nguy cơ thì cũng chỉ làm gợn lên một thoáng băn khoăn xen lẫn một chút hờn dỗi số phận éo le.

Cái ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng đã khiến cho hình tượng Juliet trở thành hình tượng người thiếu nữ yêu đương đẹp nhất trong văn học thế giới xưa nay. Nhưng khơng phải chỉ có vậy. Juliet cịn là cơ gái thủy chung và kiên cường, dũng cảm hiếm có. Khi đã u, cơ u hết mình, tin cậy trao gửi cả tâm hồn lẫn thể phách cho tình u, khơng mảy may đắn đo, do dự. Cô dám vượt lên hận thù và lễ giáo để gắn bó với người cơ u. Cơ sẵn sàng uống liều thuốc ngủ rồi vào nằm trong hầm mộ để chối từ làm vợ người khác và đợi

người yêu trở về. Và khi tỉnh dậy thấy Rơmêơ đã chết bên mình, Juliet đã tự vẫn.

Bi kịch “Rômêô và Juliet” tuy kết thúc với hai cái chết của đôi uyên ương nhưng không hề gợn lên tâm lý bi quan tuyệt vọng. Về mặt tinh thần, đôi uyên ương này đã chiến thắng và chiến thắng đến hai lần. Khi còn sống, họ đã bất chấp mọi cản trở, tiến hành hôn lễ và thành vợ thành chồng; khi chết họ cùng chết bên nhau và cái chết của họ mới đủ sức giải được mối hận thù dai dẳng. Chính vì vậy mà “Rơmêơ và Juliet” được gọi là một vở “bi kịch lạc quan”. Cái chết của đôi trai tài gái sắc đem lại niềm tin và hy vọng, đó là cái chết gieo mầm sự sống.

Quyền con người còn được khẳng định một cách táo bạo qua các vở kịch khác của Sêcxpia. Một trong những vấn đề nóng hổi của nhân loại qua bao thời đại là vấn đề kỳ thị chủng tộc và nạn phân biệt giai cấp; vấn đề đó đã được thiên tài Sêcxpia nêu lên ngay từ thời Phục hưng. Mối tình tuyệt đẹp của dũng tướng da đen Othéllo với tiểu thư quý tộc da trắng Desdémona là một trong những minh chứng hùng hồn của những cuộc tình “khơng biên giới”, khơng phân biệt màu da, chủng tộc. Lời phát biểu đầy phẫn uất của Saylốc, người thương gia Do Thái trong vở kịch “Chàng thương gia thành Venise” là lời buộc tội gay gắt những thành kiến phân biệt chủng tộc, tôn giáo đương thời: “Hắn ta đã làm tôi mất thể diện, … hắn đã cười những vụ mất mát của tôi, đã chế giễu những lời nói của tơi, đã khinh bỉ dân tộc tơi … Và tất cả cái đó, vì lẽ gì? Vì tơi là người Do Thái. Một người Do Thái khơng có mắt hay sao. Một người Do Thái khơng có hai tay, khơng có phủ tạng, khơng có giác quan, khơng có cảm giác, khơng có tình cảm hay sao? Hắn khơng được ni dưỡng bằng cùng một thứ thức ăn, không bị thương bởi cùng một thứ vũ khí, khơng bị mắc bởi cùng một thứ bệnh, không được chữa khỏi bằng cùng một thứ thuốc men, khơng nóng ấm bằng cùng một

thứ mùa hè, giá lạnh bởi cùng một thứ mùa đông như một người theo đạo Cơ Đốc hay sao?”

Sêcxpia đã giúp cho con người hiểu thêm sâu sắc chính bản thân mình. Ơng khơng những hiểu biết con người mà cịn giúp sáng tạo nên con người cần có cho đương thời và cho cả mai sau. Yêu thương con người, yêu thương đồng loại trước hết là yêu thương nhân dân mình, yêu mẹ cha, yêu bè bạn. Ông lên án những kẻ nào chà đạp lên những tình cảm đó. Ơng ca ngợi những ai vun đắp cho tình cảm đó đơm hoa kết trái. Đặc biệt, ơng ca ngợi tình u nam nữ. Theo ơng đó là sức mạnh có khả năng chinh phục hết thảy, kể cả hận thù, đẩy lùi cái chết. Đó cũng là đơi cánh nâng con người bay cao, bay xa. Ơng ca ngợi trí tuệ con người, những khả năng vơ tận của nó. Ngược lại ơng lên án những thế lực đen tối kìm hãm con người trong ngu dốt, trong những tín điều và giáo điều cũ kỹ lỗi thời, phản chân lý. Chẳng hạn, Sêcxpia ca ngợi con người như sau: “Kỳ diệu thay là con người! Con người cao quý làm sao về lý trí, vơ tận làm sao về năng khiếu. Về hình dung và dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần; về trí tuệ, nó có thể sánh tài Thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của mn lồi!”.

Đành rằng ơng cũng có những hạn chế do lịch sử quy định nhưng khơng nghi ngờ gì nữa, ơng là một nhà nhân văn chủ nghĩa tiên tiến của thời đại Phục hưng. Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa tiên tiến ấy làm nên sức sống lâu bền của sự nghiệp mà ông để lại. Về nghệ thuật, đóng góp của ơng cũng thật là to lớn ở mặt lý luận lẫn mặt sáng tác. Ông cho rằng nghệ thuật phải là một tấm gương phản ánh cuộc sống, rằng “chớ nên vượt khỏi sự khiêm tốn, giản dị của tự nhiên”. Đó là quan điểm nghệ thuật tiến bộ không chỉ đối với thời đại ơng mà cịn đối với những thời đại sau, kể cả thời đại hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 63 - 71)