Quan niệm của Brunô (Giordano Bruno 1548 1600)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 43 - 45)

Brunô (1548 - 1600) là nhà triết học và nhà văn Italia, tu sĩ dịng Đơmingơ, vào tu viện năm 17 tuổi, học thần học và triết học. Brunô là một chiến sĩ chống triết học kinh viện và Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, hăng hái tuyên truyền thế giới quan duy vật (mang hình thức phiếm thần luận). Ơng bị Giáo hội kết tội là tà đạo, có những thời kì phải trốn sang nhiều nước Châu Âu, sau bị cầm tù tám năm và bị Toà án Giáo hội La Mã thiêu sống. Thế giới quan của Brunơ hình thành dưới ảnh hưởng của tư tưởng triết học cổ đại Hy Lạp - La Mã, ban đầu là ảnh hưởng của chủ nghĩa Platơn mới và chủ nghĩa Pitago, sau đó là ảnh hưởng của tư tưởng của những nhà duy vật cổ đại (Êm-pe-đốc, Anaxago, Êpiquya và Lucrêtiut), tư tưởng duy vật ở Italia thời Phục hưng và ảnh hưởng của khoa học đương thời, nhất là thuyết mặt trời là trung tâm của Cơ-péc- ních. Nhưng Brunơ đã phát triển thuyết của Cơ-péc-ních. Brunơ khẳng định kiên quyết tính vơ hạn của tự nhiên; tự nhiên được đồng nhất triệt để với

Thượng đế vơ hạn, điều đó làm cho thuyết của Cơ-péc-ních thốt khỏi quan niệm truyền thống về tính hữu hạn của vũ trụ bị khép kín bởi một phạm vi những ngơi sao bất động, cũng như thốt khỏi quan điểm cho rằng mặt trời là bất động và là trung tâm tuyệt đối của vũ trụ. Quan niệm của Brunô về sự tồn tại trong vũ trụ của vô số thế giới và các thế giới đều có thể ở được có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của vũ trụ luận hiện đại. Bác bỏ nhị nguyên luận của triết học tự nhiên kinh viện, Brunơ khẳng định rằng về mặt vật lí, thế giới trái đất và thế giới trên trời là đồng nhất với nhau; đều là do đất, nước, khơng khí, lửa và ête tạo ra. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Platôn mới, Brunô thừa nhận sự tồn tại của linh hồn thế giới, coi nó là nguyên tắc của sự sống và là một thực thể tinh thần, tồn tại trong mọi sự vật, không trừ sự vật nào và tạo thành cơ sở vận động của các sự vật đó. Trong vấn đề này, cũng như nhiều nhà duy vật cổ đại, ông đứng trên lập trường của vật hoạt luận.

Đề cập đến vấn đề con người, Brunơ đặc biệt đề cao khả năng nhận thức trí tuệ của con người. Chống lại uy quyền của Giáo hội, ông phủ nhận cả chân lý thần học lẫn quan niệm thừa nhận “hai chân lý” thịnh hành thời trung cổ và Phục hưng. Ông khẳng định tồn tại duy nhất một dạng chân lý duy nhất do triết học và khoa học khám phá; khoa học không thể chấp nhận một sự sùng bái cá nhân hay một tư tưởng giáo điều nào cả. Thuyết nhật tâm của Cơ- péc-ních là một thuyết tiến bộ, nhưng cũng có hạn chế. Bởi vì, vũ trụ là một thế giới vô tận bao gồm vơ vàn các hành tinh, trong đó trái đất hay mặt trời chỉ là một số các hành tinh ấy. Khơng có hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ theo nghĩa tuyệt đối nào cả. Ngồi trái đất, rất có thể cịn nhiều hành tinh khác của vũ trụ bao la và hùng vĩ có sự sống và con người. Khơng có một chúa trời nào thống trị vũ trụ cả. Ở đây, Brunơ có nhiều quan niệm cách mạng, tiên đốn trước nhiều vấn đề của khoa học tương lai. Các quan niệm tiến bộ của ông sau này được nhiều nhà khoa học tích cực ủng hộ. Bản

thân vấn đề liệu có tồn tại nền văn minh ngồi trái đất hay khơng là đề tài sôi động của các thời đại. Khoa học hiện nay đã và đang chứng thực nhiều tư tưởng sâu sắc của Brunô.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 43 - 45)