Văn học thời Phục hưng

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 28 - 30)

Văn học là một phương tiện quan trọng giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, trở nên phong phú hơn và một phần từ chỗ hiểu mình, từ sự phong phú của chính mình, con người hiểu thêm về thế giới, sự phong phú của thế giới.

Đặc trưng của văn học là phản ánh số phận con người. Chính vì vậy nó có ưu thế đặc biệt trong việc giác ngộ ý thức về cá nhân. Con người không phải là đám đông mù quáng, là công cụ và phương tiện trong tay chính trị, mà là chủ thể của lịch sử. Hạnh phúc, tự do và sự phát triển của con người là cái đích của mọi cuộc cách mạng. Một nền văn học thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân văn sẽ góp phần quan trọng làm lành mạnh các sinh hoạt chính trị trong đời sống, thúc đẩy xã hội đi lên. Bởi vì số phận và tự do của cá nhân gắn chặt với vận mệnh và tự do của toàn xã hội, "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện để phát triển tự do của tất cả mọi người" (C. Mác), cách mạng xã hội chủ nghĩa xét đến cùng là nguyện vọng tự giải phóng của cá nhân và chủ nghĩa cộng sản chính là hiện thân của chủ nghĩa nhân đạo.

Tác phẩm La Divina Commedia (1307 - 1321) của Dante Alighieri; thư, luận thuyết và thơ của Francesco Petrarca và Il Decamerone (1353) khởi đầu cho thời đại Phục hưng của văn học trong thế kỷ 14. Bá tước Baldassare Castiglione được miêu tả trong Il Cortegiano (1528) là típ lý tưởng của con người thời Phục hưng. Cũng không nên quên rằng văn học đã phát triển mạnh mẽ sau phát minh in sách của Johannes Gutenberg trong thời kỳ Phục hưng. Các nhà thơ và nhà văn nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng bao gồm: Dante Alighieri (1265-1321), Francesco Petrarca (1304-1374), Giovanni Boccaccio (1313-1375), Franỗois Rabelais (1494-1553),…

Nền văn học Phục hưng chú trọng đề cao những con người toàn diện, ham học hỏi, khéo léo và thành cơng trong nhiều địa hạt. Đó là hình bóng người quân tử của Castiglione hay chính là Leonardo da Vinci tài hoa mn mặt. Trong thời Phục hưng, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn (Humanism), một nền văn học lấy con người làm trung tâm đã phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu chói ngời trong kho tàng văn học nhân loại. Trào lưu văn học nhân văn chủ nghĩa chính là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục

hưng, thời đại mà Ph.Ăngghen đã gọi là thời đại khổng lồ. Nó đã chung đúc lại những yêu cầu và khát vọng muốn tự giải phóng của con người thốt khỏi những xiềng xích trói buộc của chế độ phong kiến và nhà thờ. Theo một định nghĩa của Vơnghin, chủ nghĩa nhân văn là tồn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn khơng phải từ cái gì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống của nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó, và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 28 - 30)