Triết học thời kỳ Phục hưng từ bỏ tư tưởng triết học kinh viện (tiếng Anh: Scholasticism) được Kitô giáo hóa và đặc biệt là hướng về chủ nghĩa duy tâm của Platon. Tất cả các tác phẩm của Platon đều được dịch ra tiếng La tinh. Nhiều triết gia thời Phục hưng theo chủ nghĩa Platon mới (tiếng Anh:
Neoplatonism) được phổ biến bởi Marsilio Ficino và Giovanni Pico della
Mirandola. Một phương hướng triết học lớn của thời kỳ Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn. Đại diện cho tư tưởng nhân văn là những triết gia: Coluccio
Salutati (1331-1406), Erasmus (1466-1536), Niccolò Machiavelli (1469- 1527), Thomas More (1478-1535), William Shakespeare (1564-1616).
Chẳng hạn, Erasmus (1466-1536)- nhà nhân văn, nhà triết học Hà Lan, người đi tiên phong về tư tưởng của phong trào văn nghệ Phục hưng và cải cách tôn giáo ở Châu Âu thế kỉ 16. Trong các tác phẩm của mình, Erasmus đả kích giới tăng lữ của Giáo hội Kitơ, cho họ là điên cuồng và ngu xuẩn, phê phán tính đạo đức giả, phê phán giới quý tộc là chuyên chế và hiếu chiến. Erasmus là người tuyên truyền tích cực chủ nghĩa nhân đạo, nhấn mạnh sự khoái lạc trần thế, cho rằng con người phải sống theo tự nhiên. Erasmus nhấn mạnh lí trí, trí tuệ, cho rằng con người phải dùng nó
để nhận thức giới tự nhiên, tạo ra hạnh phúc. Erasmus cho ngu dốt là nguồn gốc của tội ác.
Erasmus là một người say mê dấn thân vào các lý tưởng của lịng sùng đạo nội tâm nơi người Kitơ hữu. Ngỡ ngàng trước hiện tượng thối hóa của lịng đạo đức bình dân Cơng giáo của thời ông gần biến thành một thứ dị đoan mê tín và hình thức chủ nghĩa, Erasmus nghiêm khắc và không khoan nhượng lên tiếng phê phán các vụ hành hương, sùng kính di tích thánh, lối sống hình thức trong các đan viện, và các biểu hiện thơ thiển hơn của lịng đạo đức bình dân đối với ảnh tượng, chay tịnh v.v… Ông coi tất cả những thứ hành đạo ấy như bóng mờ của lừa đảo và ma thuật. Chịu ảnh hưởng sâu xa của lối sùng
đạo mới (devotio moderna) xuất phát từ quê hương Hà Lan của ông mà ông
học được từ trường Các Thày Dòng Sống Chung, một nhóm đạo đức gồm cả giáo dân lẫn giáo sĩ hiện thân cho giáo dục, Erasmus rao giảng một Kitô giáo với đức Kitô làm mẫu mực và gương sáng, và với việc vun trồng sự trong trắng của tâm hồn và các tiêu chuẩn trong tác phong luân lý Kitô giáo. Cái cảm thức nặng về lòng đạo đức nội tâm này làm nền cho mọi giáo huấn Kitô giáo và là tâm điểm của mọi trước tác thần học của ông. Cuốn sách nổi tiếng của ông tựa là Thủ Bản Hiệp Sĩ Kitô Giáo, xuất bản lần đầu năm 1501 và sau đó được tái bản nhiều lần lúc ơng cịn sống, đầy những lời kêu gọi phải quay về với nội tâm, thoát ly mọi thứ hình thức chủ nghĩa và dị đoan. Ðiều Erasmus viết về di tích thánh trong cuốn Thủ Bản chính là một tóm lược tồn bộ cái nhìn của ông về Kitô giáo:
Tư tưởng của Erasmus có ảnh hưởng lớn đến truyền thống nhân đạo của nền văn minh Châu Âu và đã đóng góp vào phong trào cải cách tơn giáo. Nhưng khơng có một thái độ nhất qn; khi phong trào Phục hưng nổi lên mạnh mẽ, Erasmus đã dao động. Mặc dù thù địch với giới tăng lữ, Erasmus vẫn ở lại trong Giáo hội.