Quan niệm của Bôcaxiô (Giovanni Boccaccio 1313-1375) qua tiểu thuyết “Chuyện mười ngày”

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 53 - 57)

tiểu thuyết “Chuyện mười ngày”

Bôcaxiô sinh năm 1313 ở Pari. Cha của ông là người Italia, mẹ là người Pháp. Bơcaxiơ ra đời được ít lâu thì mẹ mất, cha ông đưa ông về Phơlơrenxơ. Thời đó khơng khí dân chủ ở Phơlôrenxơ khá đậm đà, hoàn toàn khác với chế độ phong kiến chuyên chế ở nhiều nước Châu Âu. Từ nhỏ, Bôcaxiô đã hướng về dân chủ, tỏ

ra bất mãn với ách thống trị đen tối của giáo hội. Năm 14 tuổi cha đưa Bơcaxiơ đến Napơli học thương nghiệp, sau đó lại học luật Giáo hội ở đó, tất cả mất 12 năm. Trong thời gian này, ơng đi chu du nhiều nơi, tích lũy được nhiều tri thức.

Bôcaxiô chăm chỉ học hành từ nhỏ, bảy tuổi đã học làm thơ, hơn 20 tuổi đã viết được mấy tập thơ. Năm ông 26 tuổi, cha bị phá sản, ông trở về Phơlơrenxơ và tham gia hoạt động chính trị. Ơng kiên định đứng về phía chính quyền cộng hòa, chống lại chuyên chế phong kiến. Năm 1348, ở Phơlôrenxơ xảy ra một nạn dịch hạch khủng khiếp. Nạn dịch bùng phát như một trận sóng thần, cuốn sạch mọi thành tựu trước đó. Gia đình ly tán, ruộng vườn bỏ hoang, “cái chết đen” không chừa một ai. Từ 20-25 triệu người chết ở Châu Âu, tương ứng một phần ba dân số! Nhưng, cũng chính hồn cảnh ngặt nghèo này tạo tiền đề và tiềm lực cho sự khởi phát của cao trào Phục hưng. Đối mặt với nguy cơ sinh tồn, con người buộc phải suy ngẫm về thân phận của mình. Thi sĩ Ý Bơcaxiơ đã diễn tả trạng thái tinh thần của thời đại ông trong tác phẩm Decameron. Chưa bao giờ người ta thấm thía đến thế về sự phù du và phi lý của kiếp người. Vậy chỉ cịn lại hai lối thốt: hoặc phải tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi nơi trần thế, hoặc hiến mình cho những giá trị siêu thế gian. Như thế, bên cạnh nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo hướng đến cái vĩnh hằng, con người đột nhiên phát hiện một cảm thức mới mẻ về cuộc đời và tỏ ra nhạy cảm trước nhu cầu nội tâm hướng đến cái đẹp. Cái đẹp - thanh cao lẫn nhục cảm - rồi sẽ được khắc ghi trong hoạt động nghệ thuật và sáng tạo.

Tiểu thuyết “Chuyện mười ngày” được ơng viết khoảng năm 1350, đã lấy sự kiện đó làm bối cảnh. Cũng như Pêtơrac, Bôcaxiô là một nhà bác học nhân văn chủ nghĩa, tiêu biểu cho văn học Phục hưng Italia. Ông rất say mê và

am hiểu văn hóa cổ đại La Mã. Bôcaxiô viết thơ và truyện ngay từ khi còn rất trẻ. Trong số những sáng tác thời kỳ này là truyện Phiammeta. Truyện bằng văn xuôi mang nhiều tình tiết có thật về mối tình của ông với nàng Phiammeta. Nàng là một công chúa u ơng vì q mến tài năng của ơng. Nhưng ơng lại xuất thân từ một gia đình thương nhân. Sự cách biệt về đẳng cấp ghê gớm thời bấy giờ đã khơng chấp nhận cuộc tình dun ấy. Để trả thù số phận ác nghiệt, trong truyện này Bôcaxiô mô tả nàng Phiammeta bị tình nhân bỏ rơi. Pămphilơ, nhân vật người tình của Phiammeta trong truyện, chính là tác giả.

Bơcaxiơ bất tử là nhờ vào “Chuyện mười ngày”, sáng tác vào khoảng 1352-1354. Truyện kể về bảy cô gái (nàng Phiammeta lại xuất hiện), ba chàng trai (có nhân vật Pămphilơ) quyền quý rủ nhau ra một lâu đài ở ngoại thành Florăngxơ đang bị dịch hạch hoành hành để lánh nạn. Ở đây, họ cùng cùng nhau đàm đạo, dạo chơi, kể chuyện để quên đi cái chết đang đe dọa họ từng ngày. Mỗi ngày, họ bầu một người làm vua hoặc làm hoàng hậu để điều khiển những cuộc vui; kể chuyện được coi là vui thú nhất. Mỗi ngày, họ kể cho nhau nghe mười chuyện. Mười ngày kể một trăm chuyện, Bơcaxiơ hóm hỉnh nói rằng ơng viết “Chuyện mười ngày” là để mua vui cho nữ giới vì đối với ơng phái đẹp và tình u là ý nghĩa cuộc đời trần thế này. Hết mười ngày thì may mắn thay, nạn dịch chấm dứt, mọi người thoát nạn lại kéo nhau quay về thành phố.

Câu chuyện khơng có gì mê ly, cảm động hay hồi hộp, hùng tráng. Nhưng cốt truyện nhẹ nhàng đó là một dịp để ơng theo một tinh thần mới mà

Nạn dịch hạch lan tràn châu Âu vào thế kỷ XIV.

kể lại trong tiếng nói của dân chúng những câu chuyện cũ của dân tộc. Người ta thường chỉ để ý đến chỗ thô tục, phàm phu và đùa bỡn của mấy truyện ngắn trong tập “Chuyện mười ngày”. Nhưng nếu ta so sánh nội dung tác phẩm của Bơcaxiơ với tập “Thần Khúc” của Dante thì ta sẽ nhận thấy ý nghĩa mới mẻ của tập sách. Công cuộc hành động của tập “Thần Khúc” tiến hành một bầu khơng khí tơn nghiêm, ảm đạm, đầy rẫy những tiếng rên rỉ, hoặc những hình ảnh mơ màng của một thế giới ngoài cõi người. “Chuyện mười ngày” coi cuộc sống là sự thực, là ăn chơi, là đùa bỡn, vui vẻ. Nhân vật của Dante nhìn lên thượng giới và xa lánh cõi trần. Nhân vật của “Chuyện mười ngày” là bọn người vừa thoát khỏi đời sống trung cổ, đang sống trong một khung cảnh vật dồi dào, đầy khối lạc và thi vị. Tình cảm tự nhiên của họ bắt nguồn trong những tình cảm, cảm xúc trực tiếp. Họ khinh miệt giai cấp quý tộc và yêu cầu cho “giai tầng thứ ba” một đời sống bình đẳng với bọn vương hầu và giáo sĩ. “Chuyện mười ngày” toát lên tinh thần ham sống, yêu đời, là sự khẳng định nhân sinh quan mới. Nó chống lại quan điểm tơn giáo cho rằng cuộc đời trần thế chỉ là tạm thời, vật chất là đáng khinh bỉ. Nó vang lên tiếng cười giịn giã chế giễu, đả kích học thuật cũng như nền luân lý đạo đức phong kiến và nhà thờ. Bọn thày tu, bọn quý tộc, bọn triết gia kinh viện bị đem ra làm trò cười; bị coi là một lũ đạo đức giả, trác táng, dâm ơ, bịp bợm. Trong khi đó, quyền tự do yêu đương, kể cả tình yêu giữa những người thuộc các đẳng cấp khác nhau, cũng như quyền tự do tận hưởng thú vui xác thịt lại được coi là một bản năng hợp lý. Con người tự nhiên không phải là con người tội lỗi và khơng có việc gì chúng ta phải sống theo triết lý khắc kỷ và chủ nghĩa diệt dục. Ơng nói: “Người khơng phải là sắt, là đá, người là huyết, là thịt. Sống trái với

mệnh lệnh của tự nhiên, trái với yêu cầu của sinh lý, sống đui trước màu sắc của vẻ đẹp, sống điếc trước tiếng gọi của xác thịt là vô phúc”. Trong mấy

chục thiên truyện ngắn, Bơcaxiơ cho rằng, tình ái là ngọn nguồn vui, ngọn nguồn khỏe của mọi người và của các thày tu nữa. “Chuyện mười ngày” còn

dành cho tầng lớp thị dân, thương nhân mối thiện cảm và sự khích lệ rõ rệt. Bơcaxiơ ca ngợi đầu óc thực tế, tính tháo vát và sự khơn khéo của tầng lớp này. Nghệ thuật kể chuyện, sự phong phú của ngôn ngữ, cái đa dạng của chủ đề đã khiến cho tác phẩm “Chuyện mười ngày” được thừa nhận là tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Italia, là sự mở đường cho sự ra đời của thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết ở Châu Âu nói chung. Điều đáng nói hơn nữa là với “Chuyện mười ngày” bút pháp hiện thực đã thắng thế. Tuy mượn nhiều cốt truyện ở cả Tây lẫn Đông nhưng Bôcaxiô cũng rất chú ý khai thác các truyện kể đương thời. Và cho dù vay mượn truyện cổ thì cái tinh thần cốt lõi vẫn là tư tưởng nhân văn chủ nghĩa mà ông muốn truyền cho người đọc. Mặt khác, ông chú ý phản ánh khá rõ hiện thực cuộc sống của nước Italia đương thời. Quang cảnh nơi thị thành, chốn thôn dã hiện ra với đủ màu sắc. Hàng trăm nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp (quý tộc, thương nhân, thợ thủ công, nông dân, thày tu, thày thuốc, học trò; già, trẻ, gái, trai…) tuy chưa được khắc họa rõ nét tính cách nhưng đều đã nói lên được tâm tư, khát vọng cũng như một số đặc điểm chung của con người nước Italia thế kỷ XIV. Cuối cùng, phải nói đến thành cơng của Bơcaxiơ về mặt ngơn ngữ. Tiếng Italia đã tiến thêm một bước dài, đủ sức diễn đạt mọi tư tưởng, tình cảm phức tạp.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w