Quan niệm của Ni-cơ-lai Cơ-péc-ních (Nicolaus Copernicus 1473 1543)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 40 - 43)

Cơ-péc-ních sinh tại Torun, Pologne trong một gia đình thương gia và cơng chức. Cậu của Cơ-péc-ních là giám mục Lukas Watzelrode, chăm sóc học vấn cho cháu thật vững trong những trường Đại học tốt nhất.

Cơ-péc-ních vào trường đại học Cracovie năm 1491, học về nghệ thuật tự do trong 4 năm nhưng khơng có văn bằng gì cả. Sau đó ơng đi Ý để học y khoa và luật khoa như những người nước Pologne thời đó. Trước khi ra đi, cậu ơng cho ông chức linh mục phụ tá (chanoine) tại Frauenburg, ngày nay là Frombork, một chức vụ trách nhiệm về tài chính nhưng khơng có nhiệm vụ tín ngưỡng.

Tháng giêng năm 1497, Cơ-péc-ních bắt đầu học Luật Giáo hội (droit canon) tại đại học Bologne và ở nhà một giáo sư toán Domenico Maria Novara (1454-1504). Giáo sư là một trong những người đầu tiên điều chỉnh cho chính xác khoa địa lý của Ptolemy và đã khuyến khích ơng rất nhiều trong ngành địa lý và thiên văn. Cả hai cùng quan sát nguyệt thực, sao Aldébaran ngày 9/03/1497 tại Bologne. Năm 1500, Cơ-péc-ních tổ chức Hội nghị về thiên văn tại Rome. Năm sau ông được phép học y khoa tại Padoue (trường đại học mà gần một trăm năm sau Galilê học). Năm 1503 ông đậu tiến sĩ luật và trở về Pologne để hồn thành chức vụ hành chính của ơng (chưa học xong trường y).

Từ năm 1503 đến 1510, Cơ-péc-ních sống trong lâu đài Giám mục của cậu ông là Lidzbark Warminski, tham gia hành chính của địa phận. Ơng in quyển sách đầu tiên, được dịch từ tiếng Latinh quyển sách về đạo đức của một tác giả xứ Bizance thuộc thế kỷ thứ VII, Theophylactus de Simocatta. Trong những năm từ 1507 đến 1515, ơng hồn thành bài về thiên văn De

Hypothesibus Motuum Coelestium a se Constitutis Commentariolus; nó được

biết dưới tựa đề Commentariolus và mãi đến thế kỷ thứ XIX mới được in. Trong cơng trình này, ơng đưa ra những ngun tắc của Thuyết thiên văn mới của ông: Thuyết mặt trời ở giữa (Héliocentrique).

Sau khi về lại Frauenburg năm 1512, ông tham dự vào công việc sửa đổi lịch (1515). Năm 1517 ông viết một bài về tiền tệ và bắt đầu viết tác phẩm chính của ơng: De Revolutionibus Orbium Coelestium (chuyển động quay của

những thiên thể). Cơng trình này được ơng hồn tất năm 1530 nhưng mãi đến

năm 1543 mới được in tại Nuremberg. Cơ-péc-ních chỉ nhận được vài bản vài giờ trước khi ơng mất (24/05/1543). Ơng gửi tặng một bản cho Giáo hồng Paul III, ơng giới thiệu hệ thống của ông là một lý thuyết thuần túy để tránh sự trừng phạt của Giáo hội (vindicte).

Cơ-péc-ních là nhà thiên văn học, nhà triết học nổi tiếng người Balan. Ông là người đã khởi xướng thuyết Nhật tâm (mặt trời là trung tâm của vũ trụ); giáng một đòn chí tử vào thuyết địa tâm (trái đất là trung tâm của vũ trụ) - nền tảng thế giới quan của nhà thờ Kitô giáo.

Sau những năm tháng làm việc ở giáo đường Frombork, ông cho ra đời tập tiểu luận (Commentariolus) mà ở đó trình bày những ý niệm ban đầu về

thuyết Nhật tâm của mình. Cơ-péc-ních chứng minh rằng, trái đất khơng phải

là trung tâm của vũ trụ, trái đất không phải là đứng im mà luôn vận động quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó. Sự tự quay của trái đất xung quanh trục của nó được ông lý giải bằng sự thay đổi ngày và đêm. Mặt trăng với ông là vệ tinh của trái đất, quay xung quanh trái đất. Thuyết Nhật

tâm của Cơ-péc-ních có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã vượt ra khn khổ của

thiên văn học và đã góp phần củng cố thế giới quan duy vật.

Kết quả của hàng thập kỷ lao động của ông được thể hiện trong bộ sách

Về chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium

coelestium) xuất bản lần đầu tiên năm 1543. Bộ sách gồm sáu cuốn trong đó trình bày quan điểm và những lý giải của ông về hệ thống nhật tâm, đồng thời đưa ra danh mục các ngôi sao (định tinh) cũng như mô tả chuyển động biểu kiến của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Tuy nhiên do coi rằng các hành

tinh chuyển động trịn đều nên hệ thống của Cơ-péc-ních cịn chưa đạt độ chính xác cao và sau này Kepler, Newton tiếp tục hoàn thiện.

Lý thuyết của Cơ-péc-ních có ưu điểm hơn lý thuyết của Ptolemy ở chỗ, nó giải thích được sự chuyển động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời). Ơng giải thích được chuyển động bề ngồi có vẻ ngược của Mars, Jupiter và Saturne. Thuyết Cơ-péc-ních cho một bảng thứ tự mới của các hành tinh tùy chu kỳ quay vịng của chúng. Hệ thống Cơ-péc-ních khác của Ptolemy là bán kính quỹ đạo của hành tinh càng lớn thì càng cần nhiều thời gian hơn để hành tinh đó quay một vòng quanh mặt trời.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng (Trang 40 - 43)