Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài của một số nước

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 25 - 31)

của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoàicủa một số nước của một số nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc bắt đầu mở cửa thị trường lao động từ khoảng giữa những năm 1980. Bắt đầu từ năm 1987, Hàn Quốc trở thành quốc gia thu hút lực

lượng lao động đến từ các quốc gia đang phát triển. Số lao động người nước ngoài đến Hàn Quốc làm việc ngày càng tăng lên: từ 6.409 người năm 1987 lên 14.610 người năm 1989; 21.235 năm 1990. Với lực lượng tham gia lao động trong nước chiếm chưa đến 50% tổng số dân, nhu cầu thuê lao động nước ngoài của Hàn Quốc rất lớn, từ lao động phổ thơng đến lao động có tay nghề cao. Để đáp ứng nhu cầu lao động cho 2,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm 1980-1990, Hàn Quốc đã thuê khoảng 150 ngàn lao động nước ngoài của 15 nước. Đến tháng 5-2009, số lao động nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc đã đạt con số 1 triệu. Để kiểm sốt lao động nước ngồi tại Hàn Quốc, nước này đã đưa ra những quy định chặt chẽ như sau:

- Nhập cảnh Hàn Quốc: Người lao động khi nhập cảnh vào Hàn Quốc phải tuân thủ các quy định của Luật kiểm sốt xuất nhập cảnh Hàn Quốc, có hộ chiếu và visa phù hợp (E9).

- Chế độ bảo hiểm: Khi nhập cảnh Hàn Quốc, người lao động được tham gia các loại hình bảo hiểm sau: Bảo hiểm hồi hương;Bảo hiểm rủi ro;

Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động; Bảo hiểm y tế;

- Lưu trú

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh, người lao động nước ngoài phải làm đơn đăng ký với Văn phịng kiểm sốt nhập cư nơi người lao động tạm trú để làm chứng minh thư theo quy định của Hàn Quốc.

Trong q trình lưu trú, nếu có sự thay đổi cần khai báo với cơ quan đã đăng ký lưu trú trong thời hạn 14 ngày kể ngày có sự thay đổi.

- Trục xuất về nước

Những trường hợp sau đây sẽ bị coi là bất hợp pháp và bị trục xuất về nước theo quy định:

+ Đã kết thúc hợp đồng lao động trong khoảng thời gian một tháng mà không đăng ký xin chuyển nơi làm việc tại Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài tại khu vực.

+ Người lao động tự ý di chuyển nơi làm việc mà không được sự cho phép của chủ sử dụng lao động và Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngồi.

+ Trường hợp người lao động cố tình bỏ bê cơng việc để xin chuyển sang nơi làm việc khác.

+ Trường hợp người lao động đã đăng ký thay đổi nơi làm việc, nhưng sau 3 tháng khơng tìm được việc làm mới.

+ Trường hợp người lao động tự chuyển đổi nơi làm việc mà không thông qua Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài.

- Tái nhập cảnh Hàn Quốc: trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng lao động, người lao động nước ngồi có thể xin nghỉ phép để về nước và phải được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động. Khi về nước, người lao động cần phải làm thủ tục thông báo tạm thời về nước tại Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài tại khu vực mà người lao động đang làm việc.

- Tái tuyển dụng: theo quy định của phía Hàn Quốc sau khi kết thúc 3 năm làm việc chính thức, nếu người lao động khơng được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng tái tuyển dụng thì phải về nước; trường hợp được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng tái tuyển dụng thì được phép ở lại Hàn Quốc tiếp tục làm việc với thời gian là một năm 11 tháng.

Mức lương cao đã thu hút số lượng lớn người nước ngoài tới làm việc tại Hàn Quốc. Cụ thể năm 1999 mới có 381,116 lao động nhập cư thì sau 10 năm con số này đã tăng lên gấp ba. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Hàn Quốc, tính đến 31/12/2009 có hơn 1,15 triệu người nước ngồi nhập cư vào Hàn Quốc.

Nguồn: Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc

Biểu đồ 1.1: Số lao động nước ngoài tại Hàn Quốc giai đoạn 1999-2009

Nguồn: Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc

- Chương trình thẻ vàng đối với lao động kỹ thuật cao

Nhằm thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ Lao động Hàn Quốc, áp dụng chương trình “thẻ vàng” (đa dạng hóa hình thức thị thực, cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho các chuyên gia không kể bất kỳ quốc tịch nào, tăng thời hạn cư trú cao nhất kèm theo ưu đãi về cuộc sống và sinh hoạt) ngay từ đầu thế kỷ 21. Từ chỗ chỉ cấp thẻ vàng cho lao động chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử, Hàn Quốc mở rộng sang các lĩnh vực khác. Những ứng viên đủ tiêu chuẩn được cấp visa E7 làm việc tại Hàn Quốc, thời hạn hợp đồng có thể lên tới 5 năm.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Xingapo

Xingapo được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút lao động người nước ngoài chất lượng cao bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Xingapo.

Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Xingapo chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào cơng cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với dân số quá ít (khoảng 5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng như nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài.

Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Xingapo bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay cịn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngồi) như địn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa.

Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Xingapo phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" Thêm nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hoá của Singapore".

Xingapo mở cửa tiếp nhận lao động nước ngồi từ những năm 1970 với mục đích tăng số lượng cũng như chất lượng của lao động trong nước. Theo số liệu của Bộ Lao động Xingapo cơng bố năm 2011, tính đến hết tháng 12- 2010, số lao động nước ngoài tại Xingapo là 2.000.000 người - chiếm khoảng 40% lực lượng lao động của quốc gia này. Những số liệu về lao động nước ngồi khơng bao gồm những người được cấp Thẻ cư trú (PR) hay quốc tịch bởi những lao động đã nhập quốc tịch được gọi là lực lượng lao động trong nước. Theo Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Wong Kan Seng, trung bình hàng năm có gần 40.000 người được cấp Thẻ cư trú và 8.000 người được nhập quốc tịch Singapore trong khoảng thời gian 2005 - 2010, trong số đó nhiều người là lao động lành nghề, có chun mơn cao được cấp Thẻ làm việc tại Xingapo.

Chính phủ Xingapo đã nới lỏng một cách đáng kể những giới hạn đối với lao động nước ngoài để thu hút nhân tài đến sinh sống và làm việc. Trong hai năm 2004 - 2005, lao động nước ngoài tại Xingapo tăng từ 3,6% lên 8% đối lập với tỉ lệ lao động trong nước chỉ tăng từ 3,2% lên 4,0% (theo Bộ Lao động Xingapo). Chính phủ Singapore cũng cơng bố ý định muốn thu hút thêm nhân tài đến sống và làm việc tại quốc gia này vừa để tăng dân cư trong nước (do năm 2004 - 2005, tỉ lệ sinh của Singapore đã rơi xuống mức 1.25 trẻ sơ sinh/bà mẹ) vừa để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thế giới tồn cầu hóa với đội ngũ lao động vừa đơng đảo vừa có chun mơn cao1. Đồng thời, 1 Straits Times Interative, 27/8/2006; Straits Times Interative, 3/3/2007

Singapore cũng mong muốn tăng số lượng lao động phổ thơng và lao động có chun mơn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện kế hoạch cải tạo Xingapo, đáp ứng cơ sở hạ tầng cho dân số mong muốn là 6,5 triệu người trong tương lai và triển khai dự án xây dựng những khu nghỉ mát liên hợp tại Xingapo.

Chính phủ Xingapo tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Trong 5 năm (2006-2011), Xingapo đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngồi ở Singapore, có lẽ khơng thể khơng kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Khơng phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Xingapo là quốc gia tồn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy, Xingapo xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới.

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w