Xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch thu hút lao động nước ngoài phù hợp với nhu cầu của

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 76 - 80)

- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ

3.3.2. Xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch thu hút lao động nước ngoài phù hợp với nhu cầu của

thu hút lao động nước ngoài phù hợp với nhu cầu của Việt Nam trong từng thời kỳ nhất định

Hoạt động xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch là một địi hỏi bắt buộc mang tính khách quan để giúp Nhà nước hồn thành sứ mệnh quản lý của mình. Đây là một hạn chế lớn của Nhà nước ta, bởi vì quản lý lao động nước ngồi ở Việt Nam vẫn cịn là vấn đề mới mẻ, các vấn đề về quan điểm, về lý luận, về học thuật liên quan đến quản lý lao động nói chung, quản lý lao động nước ngồi nói riêng cịn có một khoảng cách khá xa so với thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần phải ưu tiên đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về quản lý lao động, nhất là quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam làm nền tảng cho công cuộc đổi mới đất nước.

Chiến lược, qui hoạch và kế hoạch thu hút lao động nước ngoài gồm các nội dung chính sau:

* Định hướng trong việc nhập khẩu lao động nước ngoài

Định hướng nhập khẩu lao động nước ngoài là việc xác định phương hướng cho nhập khẩu lao động phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Định hướng nhập khẩu lao động gồm việc

xác định đường lối, hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho hoạt động nhập khẩu lao động nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Như vậy, định hướng nhập khẩu lao động nước ngồi có vai trị xác định một hệ thống các mục tiêu của việc nhập khẩu lao động và phương thức để đạt được các mục tiêu đó, xác định quy mơ và cơ cấu lao động cần nhập khẩu trong từng thời kỳ, quy định sự vận động, phát triển của toàn bộ hoạt động nhập khẩu lao động, đảm bảo cho thị trường lao động trong nước hoạt động một cách linh hoạt và có hiệu quả, tránh được các rủi ro do lao động nhập cư mang đến đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

* Chiến lược nhập khẩu lao động.

Chiến lược nhập khẩu lao động là hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu dài hạn và các giải pháp chủ yếu trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các lợi thế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong việc nhập khẩu lao động.

Chiến lược nhập khẩu lao động là một bản luận cứ có cơ sở khoa học đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các chính sách cho hoạt động nhập khẩu lao động theo từng giai đoạn.

Các quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt toàn bộ quá trình nhập khẩu lao động từ xác định mục tiêu, thứ tự ưu tiên đến xây dựng các nhiệm vụ và hệ thống chính sách.

Các mục tiêu chính của chiến lược nhập khẩu lao động nước ngồi là đích cần đạt được của hoạt động nhập khẩu lao động, bao gồm cả mục tiêu kinh tế, văn hố, xã hội, khoa học cơng nghệ, đối ngoại, quốc phịng và an ninh. Thơng thường các mục tiêu của nhập khẩu lao động nước ngoài là: phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển các ngành nghề, khu công

nghiệp đặc thù, các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp cận và tiếp nhận công nghệ mới, đào tạo và đào tạo lại lao động, mở rộng và duy trì quan hệ hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước.

Nhiệm vụ của chiến lược nhập khẩu lao động nước ngoài là các công việc phải làm trong suốt thời kỳ thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.

Giải pháp chiến lược là các phương thức, cách thức, công cụ, nguồn lực cơ bản được đưa ra thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược.

* Quy hoạch nhập khẩu lao động nước ngoài

Quy hoạch nhập khẩu lao động nước ngoài là sự cụ thể hoá một bước chiến lược nhập khẩu lao động, bao gồm các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện các mục tiêu đề ra cho nhập khẩu lao động.

Nội dung của quy hoạch nhập khẩu lao động nước ngoài là xác định: vùng nào, ngành nào mà lao động nước ngồi được đến và khơng được đến; đối tượng lao động, ngành nghề, trình độ chun mơn của lao động nước ngồi được nhập khẩu và khơng nhập khẩu; hình thức nhập khẩu lao động; loại hình doanh nghiệp và tổ chức được phép nhập khẩu và không được phép nhập khẩu lao động nước ngồi; cách bố trí các nguồn lực về con người, tài chính, cơng nghệ; việc đăng ký nhập cư, giấy phép lao động… Những nội dung nêu trên được đưa ra phù hợp với mục tiêu chiến lược nhập khẩu lao động quốc gia.

Trên bình diện quốc gia, Chính phủ đã phê duyệt bản Quy hoạch vùng, Quy hoạch các tỉnh thành trong cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Trên cơ sở các định hướng chính các vùng, các tỉnh thành cần có quy hoạch cụ thể hơn bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành, các cấp, quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi tiết). Chất lượng quy hoạch cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Các quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở quy hoạch phát triển tốt, lực lượng lao động sẽ được điều tiết vào các địa điểm, các ngành, các lĩnh vực,

doanh nghiệp theo dự kiến. Một trong số những “lực hút” quan trọng kéo lao động di chuyển về thành phố là sự sôi động của thị trường lao động với nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập cao hơn so với các khu vực nông thôn và ngoại vi. Vì vậy, để kéo dãn dịng lao động di chuyển vào trung tâm thành phố, việc xây dựng các đô thị vệ tinh, phát triển các khu công nghiệp ra vùng ngoại vi theo quy hoạch, kế hoạch cần đặc biệt chú trọng và đẩy nhanh tiến độ.

* Kế hoạch nhập khẩu lao động nước ngoài

Kế hoạch về nhập khẩu lao động nước ngoài (dài hạn và ngắn hạn) là cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã lựa chọn trong chiến lược nhập khẩu lao động của một quốc gia theo từng giai đoạn nhất định thường là trong thời gian 5 năm và 1 năm.

Các bước xây dựng kế hoạch cho nhập khẩu lao động nước ngoài bao gồm: - Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong các chương trình, dự án nhập khẩu lao động đã triển khai về nhập khẩu lao động nước ngồi trước đó.

- Dự báo cung - cầu thị trường lao động trong nước và cung - cầu lao động nước ngồi, từ đó đưa ra các kịch bản có thể xảy ra trong các kế hoạch nhập khẩu lao động.

- Xác định hệ thống các quan điểm về nhập khẩu lao động nước ngoài dựa trên chiến lược nhập khẩu lao động; Đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu nhập khẩu lao động nước ngoài trong kế hoạch nhập khẩu lao động.

- Phân tích và lựa chọn phương án tối ưu về nhập khẩu lao động nước ngồi. - Xây dựng các chương trình, dự án, lĩnh vực, ngành nghề cần nhập khẩu lao động nước ngoài để thực hiện các mục tiêu nhập khẩu lao động. Lượng hoá các mục tiêu về nhập khẩu lao động nước ngoài như: tổng số lao động cần nhập khẩu, cơ cấu lao động nhập khẩu theo ngành nghề, lĩnh vực;

theo trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề, giới tính, độ tuổi; các nguồn lực thực hiện chương trình, dự án…

- Đề suất các giải pháp, ban hành cơ chế, chính sách điều hành và quản lý thực hiện mục tiêu kế hoạch.

Khi xây dựng các giải pháp, chính sách nhập khẩu lao động phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, cơng cụ và cách giải quyết của từng chủ thể: Nhà nước, người sử dụng lao động nước ngoài và bản thân người lao động nước ngoài để thực hiện mục tiêu chung của chiến lược nhập khẩu lao động đã đề ra.

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w