- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ
2.3.3. Việc theo dõi và quản lý lao động nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành,
hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị ở địa phương
Có những trường hợp các nhà thầu phụ của nước ngoài chưa được cấp giấy phép thầu nhưng vẫn hoạt động như bình thường. Đặc biệt, có những trường hợp chủ đầu tư khốn trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chính th nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định, chính quyền địa phương khơng có ý kiến, dẫn đến tình trạng các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nước ngồi thì chủ đầu tư và nhà thầu chính cũng khơng biết. Đây là sự buông lỏng trong quản lý của địa phương và chủ đầu tư. Người nước ngồi nhập cảnh vào Việt Nam thơng qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý. Chẳng hạn, qua các cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, Thống Nhất, Đà Nẵng… do Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an quản lý; qua các cửa khẩu biên giới do Bộ đội Biên phịng quản lý; và có khơng ít trường hợp qua đường biên vào Việt Nam làm việc. Khi người nước ngồi vào Việt Nam, họ có quyền đi lại, tạm trú ở bất cứ đâu mà pháp luật khơng cấm, do đó, nếu khơng có sự phối hợp giữa các cơ quan, sự theo dõi sát sao của các địa phương, cơ sở thì rất khó cho việc quản lý họ.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TPHCM, ở thời điểm trước tháng 11- 2008, một số DN như Công ty TNHH Pou Yuen, Công ty TNHH Giày da Huê Phong... sử dụng rất nhiều lao động nước ngồi nhưng khơng có GPLĐ. Dư luận gần đây đề cập rất nhiều đến sự gia tăng đột biến lượng lao động phổ thơng người nước ngồi. Đội quân này nhập cảnh theo hình thức du lịch, được các doanh nghiệp, tổ chức tuyển vào làm thời vụ, giao kết hợp đồng lao động và làm việc khi chưa có GPLĐ. Chính quy định người nước ngồi làm việc có thời hạn dưới 3 tháng không cần phải xin cấp GPLĐ đã tạo kẽ hở cho các DN, tổ chức lợi dụng. Trên thực tế, các DN, tổ chức không khai báo việc sử dụng lao động thời vụ trước 7 ngày theo quy định thì cơ quan quản lý Nhà nước cũng khơng thể biết và xử lý được.
Bên cạnh đó, việc một số nhà thầu nước ngồi nhận thầu thi cơng các dự án như dự án cải thiện môi trường nước, các dự án xây dựng cầu đường... sử dụng một lực lượng chuyên gia, lao động phổ thông hùng hậu nhưng ngành chức năng không theo dõi, quản lý được. Sở LĐ-TB-XH TPHCM thừa nhận việc quản lý đối tượng này cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Tại TPHCM, với vai trị quản lý Nhà nước, thời gian qua, Sở LĐ-TB- XH TPHCM đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp như nhắc nhở, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố cho biết, các biện pháp chế tài về kinh tế chưa đủ sức răn đe. Nhiều DN vi phạm sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục duy trì quan hệ lao động với người nước ngoài trái pháp luật.
Điều đáng nói là theo quy định tại Nghị định 34/CP, người nước ngoài sau 6 tháng làm việc tại VN mà khơng có GPLĐ thì sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam. Nhưng cũng theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam từ trước đến giờ chưa có tiền lệ và cũng khơng có đủ kinh phí để thực hiện.
Những bất cập của cơ chế cũng như việc quản lý lỏng lẻo chính là ngun nhân của tình trạng lao động phổ thơng nước ngồi ồ ạt vào Việt Nam khơng kiểm sốt được.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ LĐTB- XH thừa nhận: “Tỉ lệ lao động nước ngồi làm việc khơng phép tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao. Thông thường, lao động người nước ngoài làm việc được 3 tháng mới xin giấy phép, có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép. Trong khi đó, quy định của Nghị định 34 ghi rõ: thời gian xin giấy phép là 20 ngày”. Theo ông Tiến, với những trường hợp lao động nước ngồi làm việc khơng phép, thanh tra Bộ chỉ có chức năng xử phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng lao động xin cấp giấy phép cho người lao động trong vòng 60 ngày và báo cáo về cơ quan quản lý lao động.
Nhìn từ các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, có thể thấy rõ những hạn chế về quản lý lao động nước ngoài tại nước ta: quản lý lao động lỏng lẻo, kiểm tra giám sát không chặt chẽ, thiếu hệ thống các chế tài xử phạt người sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài khi vi phạm pháp luật lao động.