Số liệu của cuộc Tổng điều tra (TĐT) dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi LĐ cao gần gấp đơi nhóm dân số trong độ tuổi "phụ thuộc". So với kết quả của cuộc TĐT năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% năm 2009, trong khi tỉ trọng dân số của nhóm 15 - 59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66% năm 2009. Nguồn cung về lao động Việt Nam rất dồi dào [46] (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam
Chỉ tiêu 1979 1989 1999 2007 2008 2009 2010 2020*
Tổng số dân (triệu) 52,742 64,375 76,325 84,221 85,122 86,025 86927,7 99,00 P15-59* (triệu) 26,63 34,76 37,08 45,21 46,46 47,74 64,54 Tỷ lệ gia tăng P (%) 2,0 1,7 1,37 1,09 1,07 1,06
Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%) 2,66 2,49 2,71 1,18 1,02 1,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Dân số và lao động các năm.
Dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, cơ cấu dân số nước ta lại tương đối trẻ nên nguồn lao động của nước ta rất dồi dào. Đến năm 2020 ước tính số người trong độ tuổi LĐ ở nước ta là trên 64 triệu người tương ứng 60% dân số. Hàng năm chúng ta phải tạo ra 1,5 đến 1,6 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ tuổi LĐ. Đó là chưa kể số bộ đội phục viên xuất ngũ, số học sinh thôi học, số LĐ giảm biên chế trong khu vực Nhà nước, số lao động làm việc ở nước ngoài về nước, thương bệnh binh, người tàn tật… có nhu cầu tìm làm việc để bảo đảm cuộc sống. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm trong nước còn nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra khác tại các doanh
nghiệp năm 2009, sau khi Việt Nam gia nhập WTO số việc làm chỉ tăng 2,3%. Con số năm 2009 là 3,6 triệu lao động chủ yếu trong các ngành giày da, đồ gỗ, may mặc... Việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông-lâm-thủy sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng gia tăng. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,3% lên 19,2% và trong khu vực dịch vụ tăng từ 26,9% lên đến 28,6%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị được cải thiện “chút ít” (giảm từ 5,1% xuống 4,9%), nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên lại tăng lên. Số người thất nghiệp thuộc nhóm lao động trẻ (từ 15 đến 24 tuổi), chiếm hơn 42% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong số những người không được đào tạo là rất cao, tới 63,4%. Trong năm 2007, thống kê cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tới 65,25% tổng số lao động cả nước. Lực lượng lao động giản đơn cịn đơng, lao động có kỹ năng hạn chế; thừa lao động ở đồng bằng, thiếu lao động ở miền núi; lao động lành nghề chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các ngành: điện tử, cơ khí chế tạo, điện, dầu khí... Đến năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 37% và qua đào tạo tay nghề khoảng 26%.
Bảng 2.2: Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn
thời kỳ 2000 - 2010 (%) Khu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008 2010 Nông thôn 9,1 16,2 15,2 13,1 10,3 9,3 5,79 6,1 4,26 Thành thị 6,6 8,4 8,6 7,7 5,7 4,5 - 2,34 1,82
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, Nxb. Thống kê, Hà Nội
Nhìn chung, trên thị trường lao động của Việt Nam hiện nay, cung lao động vẫn lớn hơn cầu, sức ép về việc làm tương đối lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2007 là 4,91%, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn năm 2007 là 5,79%, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nơng thơn
(chiếm 74,6%). Phân bố lao động theo vùng thì ở vùng đồng bằng sông Hồng (22,3%), đồng bằng sơng Cửu Long (21,5%); trong khi đó, lực lượng lao động ở Tây Bắc chỉ chiếm 3,18% và Tây Nguyên chiếm 5,59%, nên chưa phát huy được lợi thế về đất đai, hạn chế tốc độ phát triển kinh tế cũng như tạo việc làm cho người lao động tại các vùng này, đồng thời, tạo ra dòng dịch chuyển lao động tự phát, ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và quá tải các cơng trình kỹ thuật hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế phát triển. Đến năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đều tăng lên các mức tương ứng là 4,29% và 4,26% (xem bảng số 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng
lao động trong độ tuổi năm 2010 phân theo vùng
Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thànhthị Nôngthôn Chung Thànhthị nôngthôn
CẢ NƯỚC 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26
Đồng bằng sông Hồng 2,61 3,73 3,73 2,18 3,50 4,23
Trung du và miền núi
phía Bắc 1,21 3,42 0,82 2,15 1,97 2,18 Bắc Trung Bộ và duyên Hải miềnTrung 2,94 5,01 2,29 4,47 2,88 4,95 Tây Nguyên 2,15 3,37 1,66 3,70 3,37 3,83 Đông Nam Bộ 3,91 4,72 2,90 1,22 0,60 6,35 Đồng bằng sông Cửu Long 3,59 4,08 3,45 5,57 2,84 6,35
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2010, Nxb.Thống kê, 2011. Hà Nội
Tạo việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào là một thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Một trong những giải pháp tạo việc làm quan trọng, mang tính chiến lược là
đẩy mạnh việc phân bổ lao động giữa các vùng miền, đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, hạn chế việc nhập khẩu lao động phổ thơng nước ngồi…