Coi trọng công tác thông tin phục vụ cho việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 82 - 85)

- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ

3.3.4. Coi trọng công tác thông tin phục vụ cho việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế là cơng cụ để nắm bắt những tín hiệu mới, để Nhà nước thu nhận, xử lý, sử dụng có hiệu quả từ đó đề ra những quyết định quản lý kinh tế đáp ứng sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định. Để hoạch định chính sách đối với lao động và thực hiện việc quản lý lao động di chuyển, chính quyền các cấp cần có thơng tin đầy đủ, cập nhật về số lượng và cơ cấu của lao động di cư. Tuy nhiên cho đến nay chưa có số liệu thống kê một cách hệ thống số lượng lao động di chuyển vào Việt Nam qua các năm. Các thông tin về di chuyển lao động vào Việt Nam có thể được lấy từ Tổng điều tra dân số, từ một số cuộc điều tra với quy mô lớn khác, từ báo cáo của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý lao động. Các cuộc điều tra lớn này thường mong muốn thu thập thơng tin mang tính đại diện cho tồn bộ dân số. Nhưng trên thực tế, thơng tin về một số loại hình lao động nước ngồi vào Việt Nam, lao động di chuyển ngắn hạn, theo mùa vụ, di chuyển không đăng ký thường không được thu thập do không nằm trong định nghĩa về di cư của các cuộc điều tra này. Như vậy, chính sách quản lý lao động di chuyển vào Việt Nam hiện nay chưa thể bao trùm hết toàn bộ các đối tượng lao động nhập cư, đặc biệt là bộ phận lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức.Việc chưa thống kê đầy đủ số lượng lao động di chuyển vào Việt Nam trong các cuộc điều tra lớn cũng gây khó khăn cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng nguồn nhân lực, dẫn tới việc đầu tư chưa đầy đủ trong việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để có các số liệu về di chuyển lao động phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, cần chỉnh sửa lại các bảng hỏi và mẫu điều tra nhằm thu thập được thông tin của tất cả các loại hình lao động di cư (bao gồm cả di cư mùa vụ, di cư ngắn hạn và di cư không đăng ký hộ khẩu, di cư từ nước ngồi, di cư bất hợp pháp…). Trên cơ sở đó phân tích và lồng ghép số liệu phù hợp về lao động di cư vào các hoạt động lập kế hoạch và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội cả nước.

Thời gian qua, công tác hệ thống dự báo ở cấp quốc gia cũng như ở từng địa phương và thông tin thị trường lao động trong nước chưa được quan tâm thích đáng đã dẫn đến cơng tác hướng dẫn, định hướng hoạt động thị trường lao động còn bị động, hiệu quả thấp; đào tạo chưa gắn với nhu cầu; người lao động và người thất nghiệp thiếu thông tin về việc làm; người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung - cầu trên thị trường lao động, ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển sản xuất; cơ quan QLNN thiếu thơng tin để phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách thị trường lao động phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.

Không những thế, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đơ thị chưa đồng bộ, chưa tính đến yếu tố phát triển nguồn nhân lực của từng tỉnh, từng vùng. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo hiện tượng đơ thị hóa khá tập trung, khơng đồng đều, khơng đồng bộ giữa các tỉnh, các vùng. Nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lại là nơi dân số ít, nguồn lao động khơng nhiều. Một số địa phương tập trung thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, khơng tính tốn đến cung cầu lao động cũng như hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu dịch chuyển lao động.

Do vậy, trong công tác QLNN về lao động nói chung, Nhà nước cần xây dựng hệ thống thơng tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của NSDLĐ trong từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành nghề, nhu cầu về cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn, giới tính, tuổi tác… Đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ dự kiến phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình. Đặc biệt cần đầu tư cơng tác thống kê, phân tích dữ liệu thơng tin thị trường lao động ở các tỉnh, thành phố và thiết lập hệ thống thông tin giữa các tỉnh nhằm cung cấp, điều phối lao động.

Cụ thể là, QLNN về lao động nước ngồi cần có sự kết hợp hài hòa giữa các quy định pháp luật, cơ quan QLLĐ, các phương pháp QLNN với công tác thống kê, xây dựng chiến lược, quy hoạch sử dụng lao động, nhất là định hướng và dự báo nhu cầu lao động trong xã hội để người lao động và người sử dụng lao động chủ động trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu lao động tránh sử dụng nguồn nhân lực một cách mất cân đối, lãng phí và gây ra mất trật tự an ninh xã hội.

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w