Đặc điểm lao động nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 36 - 39)

2.1.2.1. Về số lượng

Qua số liệu báo cáo của các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc qua các năm tăng đáng kể, đặc biệt là các năm gần đây.

Trước năm 2000, lao động nước ngoài đã di chuyển vào Việt Nam làm việc, nhưng với số lượng ít và chủ yếu là các chuyên gia, lao động có trình độ kỹ thuật cao. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thu hút lực lượng lao động nước ngoài vào nước ta làm việc ngày một gia tăng.

Năm 2005, số lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tăng thêm 8.615 người (68,4%) so với năm 2004; năm 2006, tăng 12.900 người (61%) so với năm 2005. Tính đến năm 2007, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là trên 43.000 người, và đến năm 2008 là 52.633 người, tăng 20,26% so với năm 2007, tại thời điểm tháng 7 năm 2012 là hơn 77.000 người. Trong đó, tỷ lệ người lao động nước ngồi thuộc diện cấp giấy phép lao động là 74.400 người, thực tế, số đã được cấp phép là gần 50.000 người, chiếm 67,15%. Số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép là hơn 24.400 người, chiếm 32,85%. Số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là trên 2.600 người (chiếm 3,44%).

Con số lao động nước ngoài trên là số lao động nước ngoài được các địa phương báo cáo, gồm chủ yếu là những lao động có đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và đã đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất để xin giấy phép lao động. Cịn những đối

tượng lao động nước ngồi phổ thơng khơng đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam, vào Việt Nam làm việc bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, thì chưa được các địa phương tổng hợp và báo cáo. Vấn đề tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã và đang được Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong thời gian gần đây

(xem bảng2.4) [44], [45].

Bảng 2.4: Số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam (1996-7/2012)

Năm Số lượng

(Người) So với năm trước (%)

1996 2.7992002 6.938 2002 6.938 2004 12.602 2005 21.217 168,36 2006 34.117 160,80 2007 43.000 126,04 2008 52.633 122,40 2009 55.428 142,49 7/2012 77.037

Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số năm (2009), www.dantri.com (2012)

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu là người mang quốc tịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Anh, Pháp… Nếu tính theo châu lục thì lao động mang quốc tịch Châu Á chiếm khoảng 58%; lao động mang quốc tịch châu Âu chiếm 28,5% tổng số lao động nước ngồi, cịn lại là các Châu lục khác chiếm khoảng 13%. Nam giới chiếm tới 89,9% tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Mấy năm gần đây, trên địa bàn các tỉnh phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai…đã

xuất hiện nhiều lao động nước ngồi có nguồn gốc từ châu Phi vào Việt Nam tìm kiếm việc làm.

Bảng 2.5: Lao động nước ngoài ở Việt Nam phân theo nguồn gốc

quốc tịch châu lục TT Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Tổng số LĐNN năm 2008 52.633 100,0 1 Lao động đến từ châu Á 30.000 58,0 2 Lao động đến từ châu ÂU 7.373 13% 3 Lao động đến từ châu lục khác 15.260 28,5%

Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số 16 (184) năm (2009), www.dantri.com (2012) 2.1.2.2. Về trình độ chun mơn

Theo Nghị định 34/2008 của Chính phủ, người nước ngồi làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện: đủ 18 tuổi trở lên; có sức khỏe phù hợp với u cầu cơng việc; là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chun gia có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý; khơng có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi; có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp.

Như vậy có thể thấy về nguyên tắc, người nước ngồi khơng có tay nghề không được cấp phép vào Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động nước ngồi phổ thơng làm việc tại Việt Nam lại khá lớn.

Bảng 2.6: Lao động nước ngồi ở Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn và ngành nghề (số liệu năm 2008)

TT Chỉ tiêu Số lượng

(Người)

Tỷ trọng (%)

Tổng số LĐNN năm 2008 52.633 100,0

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w