- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ
3.3.3. Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, khuyến khích và điều tiết thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, trong đó có lao
khích và điều tiết thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, trong đó có lao động người nước ngồi
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường không phải là thay thế thị trường, mà là cải thiện các chức năng của nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, bất cứ quyết định nào nhằm quy định hoặc can thiệp vào hoạt động của các lực lượng thị trường (cung và cầu) đều phải được cân nhắc cẩn thận giữa cái hại do các quy định đó đưa ra với lợi ích mà các can thiệp đó đem lại. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong việc quản lý QHLĐ, bởi việc sử dụng, khai thác nguồn nhân lực quốc gia có tác động trực tiếp tới việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. Với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, con người có điều kiện phát triển tồn diện thì việc Nhà nước bảo đảm môi trường pháp lý, thể chế thuận lợi cho việc xác lập QHLĐ là vấn đề cốt lõi. Do đó, việc xác định cụ thể những nội dung nào Nhà nước cần quản lý, nội dung nào Nhà nước giao cho các chủ sử dụng lao động quản lý, tức là Nhà nước cần hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp không cần thiết vào các QHLĐ. Để làm được điều này, Nhà nước cần chủ động xây dựng một bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ QLNN về lao động,
đồng thời sử dụng có hiệu quả các thiết chế tự quản của người lao động và NSDLĐ trong quá trình sử dụng lao động.
Thực chất của việc phát huy vai trị của Nhà nước trong QLLĐ chính là việc Nhà nước phát huy vai trò của bên thứ ba trong cơ chế ba bên, bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội để hướng tới mục tiêu căn bản là xây dựng mối QHLĐ hài hịa, ổn định và bình đẳng. Về bản chất, cơ chế ba bên là một q trình dân chủ hố mối QHLĐ, là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, người lao động và NSDLĐ. Nhà nước khơng thể đứng ở vị trí chủ thể quản lý xã hội để áp đặt quyền lực của mình lên hành vi của các chủ thể khác, mà cần có sự tơn trọng, lắng nghe ý kiến của các bên tham gia QHLĐ. Nhà nước phải chấp nhận “chuyển” một phần quyền lực của mình sang cho các đối tác xã hội khác. Về phía NSDLĐ, trở thành một đối tác bình đẳng với người lao động cũng có nghĩa NSDLĐ chia sẻ một phần quyền lực của mình cho người lao động. Và như vậy, Nhà nước sẽ khơng “một mình” hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề có liên quan buộc NSDLĐ và người lao động chấp hành. NSDLĐ cũng sẽ không hành xử theo lối áp đặt quyền lực của mình cho người lao động. Ngược lại, những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi sẽ được giải quyết một cách hài hòa nhất nếu được ba bên cùng trao đổi, bàn bạc, thương lượng và quyết định, trong đó Nhà nước đóng vai trị quan trọng nhất.
Tăng cường điều tiết và quản lý lao động nước ngoài di chuyển vào Việt Nam bằng các phương pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường và quy luật phát triển.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thơng qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo ra các tình huống để đối tượng quản lý lựa chọn phương án hành động có hiệu quả nhất. Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng được quản lý, chứa đựng
nhiều yếu tố kích thích kinh tế, tạo động lực cho các hoạt động nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung.
Nếu như phương pháp hành chính tác động trực tiếp mang tính chất bắt buộc thì phương pháp kinh tế tác động gián tiếp và khơng mang tính bắt buộc. Sử dụng phương pháp kinh tế sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người thực hiện. Các hình thức tác động của phương pháp kinh tế là định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực hiện thực tế của hệ thống với những tiêu chí cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ, từng cá nhân của hệ thống; Sử dụng các đòn bẩy kinh tế (thuế, lãi suất, tiền lương, thu nhập, tiền thưởng…), các biện pháp kích thích kinh tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp phát triển theo hướng đảm bảo hài hịa lợi ích chung với lợi ích riêng; Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút được tiềm năng, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Việt Nam cần chú ý hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông trong các đô thị lớn nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và công nghệ để gián tiếp hạn chế di cư lao động phổ thông vào Việt Nam. Vùng đô thị hạt nhân trung tâm cần khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng chất xám cao, cơng nghệ tiên tiến khơng gây ơ nhiễm, sử dụng ít đất, sử dụng lao động có lựa chọn và gắn với các trung tâm nghiên cứu. Để phát triển kinh tế nước ta bền vững, các chính sách quản lý lao động nhập cư vào Việt Nam cần tập trung theo hướng tạo điều kiện cho lao động có trình độ cao. Cần dành những chế độ đãi ngộ, ưu đãi thích hợp về chế độ nhập khẩu, nhà ở, tuyển dụng và các chính sách khác về lương, phụ cấp để thu hút, tuyển dụng những sinh viên, trí thức, chuyên gia tài năng trong lĩnh vực kinh tế quan trọng như cơng nghệ thơng tin, luật, tự động hóa, khoa học cơ bản… và các nhà doanh nghiệp trình độ cao ở các lĩnh vực phù hợp.