Thu hút lao động nước ngoài phải trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là quyền lợ

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 70 - 71)

- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ

3.2.3. Thu hút lao động nước ngoài phải trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là quyền lợ

giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là quyền lợi của người lao động trong nước

Số lượng lao động nước ta hàng năm đều tăng, song chất lượng, trình độ học vấn của người lao động cịn khá thấp. Có thể nói, thị trường lao động nước ta đa phần là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo. Do vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì việc tạo lập các công cụ, biện pháp bảo vệ hữu hiệu cho người lao động trong nước cũng cần phải được quan tâm. Công tác QLNN phải tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm qua các kênh thơng tin thị trường, hội chợ việc làm, các biện pháp hỗ trợ người lao động về vật chất và tinh thần…

Thời gian qua, Nhà nước ta đã có những nỗ lực nhằm từng bước cải thiện mức sống và môi trường làm việc cho người lao động trong nước như chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ làm thêm giờ, chính sách riêng cho lao động nữ, người lao động khuyết tật, chăm lo đời sống người lao động khi có biến động về kinh tế - xã hội; chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay đào tạo nghề cho người lao động… thực sự đã bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các

vấn đề xã hội. Tuy vậy, các thiết chế bảo vệ quyền cho người lao động chưa thật sự phát huy hết vai trị, tác dụng của nó. Chẳng hạn, chưa ngăn chặn được tình trạng người sử dụng lao động cố tình ký các hợp đồng lao động dưới 3 tháng nhằm trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; mơi trường làm việc không bảo đảm; số lượng thanh tra viên lao động thấp mới chỉ đạt khoảng 40% yêu cầu so với số doanh nghiệp (theo tiêu chí của Tổ chức Lao động quốc tế, thì cả nước cần phải có số lượng khoảng 800 đến 1.000 thanh tra viên lao động); với số lượng thanh tra viên hiện có, hàng năm cũng chỉ thanh tra được khoảng 30-40% tổng số doanh nghiệp trong cả nước…

Một phần của tài liệu Chương 1: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w