- Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi ngườ
3.3.1. Tạo lập môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam
hút lao động nước ngoài tại Việt Nam
* Nhà nước quy định hành lang pháp luật hợp lý và mềm dẻo để cả người lao động nước ngoài (NLĐNN) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể thực hiện được; hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính vào QHLĐ của hai bên, bảo đảm hài hồ lợi ích của các chủ thể trong QHLĐ; tạo điều kiện để các đối tượng chủ động thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động của Việt Nam, các bên cùng nhau thương lượng, đạt được thoả thuận về những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình lao động. Đồng thời, hướng dẫn hai bên xây dựng mối QHLĐ mới, hài hoà và ổn định vì sự phát triển của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước theo đúng các điều khoản của pháp luật lao động của Việt Nam quy định.
* Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường lao động đối với doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của cải cách thể chế kinh tế ở nước ta trong giai đoạn mới chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thể chế thị trường lao động là một trong những vấn đề rất quan trọng của thể chế kinh tế thị trường nói chung, đối với doanh nghiệp nói riêng. Mặt được về thể chế thị trường lao động đối với doanh nghiệp vừa qua là rất cơ bản. Hệ thống luật pháp về lao động đã được ban hành tương đối đầy đủ và phù hợp với kinh tế thị trường.Tuy nhiên, những tồn tại của thể chế thị trường lao động hiện nay vẫn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong hoạt động đúng với kinh tế thị trường, đó là:
- Pháp luật lao động cịn thiếu đồng bộ, nhất là chưa có Luật về Người lao động nước ngoài, Luật về Việc làm, tiền lương tối thiểu, bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Luật Bảo hộ thu nhập và tài sản công dân, Luật Điều tiết thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp…
- Một số vấn đề về quan hệ lao động cần phải được xem xét lại để thể chế hoá cho đúng với nguyên tắc của thị trường.
- Thiết chế tổ chức của thị trường lao động chưa được hoàn thiện và đúng với nguyên tắc của thị trường, nhất là chưa hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động; tổ chức dịch vụ việc làm có sự khác nhau giữa Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Lao động.
Để tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động đúng với kinh tế thị trường, cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
Một là, tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật lao động
hướng vào giải phóng triệt để và phát huy cao nhất nguồn nhân lực; đảm bảo an toàn, an ninh xã hội cho mọi người lao động nói chung, lao động nước ngồi nói riêng trong kinh tế thị trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững; đặc biệt tập trung vào nghiên cứu xây dựng các luật chuyên ngành: Luật Việc làm, Luật Lao động nước ngoài, Luật Tiền lương tối thiểu; Luật An toàn và vệ sinh lao động; Luật Bảo hộ thu nhập và tài sản công dân; Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; sửa đổi Bộ luật Lao động. Các
luật này cũng hướng vào khắc phục những tồn tại nêu trên và phù hợp với Luật Doanh nghiệp thống nhất.
Hai là, xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển Thị trường Lao động
đến năm 2020, trong đó có cung - cầu lao động nước ngoài, để tạo lập đồng bộ các loại thị trường, đảm bảo thị trường lao động phát triển đồng đều cạnh tranh lành mạnh, nhiều người có việc làm, góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thu hút đầu tư… Trong đó, cần tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động (thơng tin phân tích, dự báo thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động), nhất là, hình thành 3 trung tâm lớn về giới thiệu việc làm ở 4 vùng kinh tế trọng điểm, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và nối mạng.
Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế lao động - tiền lương - việc làm trong
khu vực doanh nghiệp theo hướng đảm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.
Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt và
hỗ trợ lẫn nhau; trong đó bảo hiểm xã hội là cái lưới "sàng" cơ bản nhất; đa dạng hố các loại hình bảo hiểm, theo ngun tắc đóng - hưởng bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện, chính sách thị trường tích cực và chủ động để “đỡ” khi người lao động thất nghiệp, mất việc làm; cuối cùng nếu vẫn tiếp tục “lọt” thì sử dụng sàn bảo trợ xã hội để ổn định cuộc sống cho người lao động.
Năm là, phát triển và vận hành có hiệu quả cơ chế đối thoại, thương
lượng, thoả thuận giữa hai bên về quan hệ lao động phù hợp với kinh tế thị trường. Giải quyết tranh chấp lao động, đình cơng theo ngun tắc tôn trọng quyền tự quyết định, tự định đoạt của các bên thông qua đối thoại, thương lượng đúng với cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trị là người xúc tiến, khơng can thiệp trực tiếp vào quan hệ hai bên ở doanh nghiệp.
Sáu là, nghiên cứu vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập, nhất là các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu.
* Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nước ngồi, đơn giản hố thủ tục đăng ký, xin giấy phép lao động.
Các dự án đầu tư trước khi triển khai cần phải qua khâu phê duyệt, thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu quá trình phê duyệt, thẩm định kéo dài hoặc có sự sách nhiễu sẽ khiến các nhà đầu tư dễ nản lịng. Chính vì thế cơng tác phê duyệt, thẩm định cần được rút ngắn, thời gian phê duyệt, thẩm định tương thích với quy mơ dự án, tất nhiên cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành để đảm bảo dự án sẽ được phê duyệt, thẩm định một cách tốt nhất, vừa đúng về chuyên môn mà vẫn đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết để không tác động xấu đến môi trường và tạo nên sự phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nhằm thu hút lực lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cần phải quan tâm đến các vấn đề cải cách thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, tạo sự thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, cho người sử dụng lao động:
- Quán triệt sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị, Sở, ban, ngành thực hiện tốt Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động và các Nghị định của Chính phủ nhằm tăng cường cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tuyển dụng, quản lý nguồn lao động, nhất là lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong xúc tiến đầu tư theo đề án “Cải cách thủ tục hành chính”; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đã ban hành (về thuế, các vấn đề liên quan đến đất đai, giải toả, đền bù, giá thuê đất, tuyển dụng lao động trong nước và nước ngồi…).
- Thường xun rà sốt lại những văn bản pháp luật đã ban hành để bổ sung, chỉnh sửa tránh những sai sót hoặc tạo kẽ hở, thiếu tính thực tế. Ngồi ra cần phải có sự kết hợp và thống nhất cao giữa các cơ quan nhà nước liên quan cùng làm việc và ra quyết định cho một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thu hút đầu tư, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngồi. Các thủ tục phải gọn, nhẹ, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các hành động sai trái, sách nhiễu gây khó khăn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.