tạo của các ngành học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.2.1. Chất lượng tuyển dụng đầu vào
Chất lượng tuyển dụng đầu vào là yếu tố cơ sở để quyết định đánh giá và chọn lọc sinh viên cho trường ngồi việc tuyển dụng đạt chỉ tiêu hằng năm thì Trường Đại học Nội vụ Hà Nội yêu cầu một chất lượng đầu vào tương đối ổn định về mặt bằng chung so với các trường đại học khác trên cả nước nói chung và Hà Thành nói riêng.
Nhà trường hiện có ba phân hiệu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Nam. Theo số liệu phịng Cơng tác sinh viên tính năm 2019 Nhà trường đón 1.713 tân sinh viên đại học và 45 học viên cao học nhập trường, nâng tổng quy mô đào tạo của trường năm học 2019 - 2020 là gần 10.000 sinh viên, cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề, tổ chức chính quy, hệ đại học tại chức, … Đến năm học mới 2020 – 2021, nhà trường chào đón 2.248 tân sinh viên nhập học như vậy số học sinh đã tăng lên hơn 1.000 sinh viên điều này chứng minh rằng trường đã có những thay đổi tích cực nhằm tuyển dụng sinh viên và đảm bảo lượng sinh viên nhập học ổn định.
Tuy nhiên, chất lượng đầu vào của trường còn phụ thuộc vào chủ yếu vào thành văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển sinh thông qua học bạ và một số văn bằng khác mà chưa chú trọng vào các văn bằng chứng minh có liên quan đến Kỹ năng mềm, điều này không chỉ ở mỗi trường Đại học Nội vụ mà còn ở các hệ thống giáo dục khác. Mặc dù, khơng có tiêu chuẩn hay quy định nào về việc này và cũng khơng thể phủ nhận hồn tồn rằng Kỹ năng mềm không xuất hiện trong học bạ hoặc văn bằng liên quan nhưng quan trọng là những văn bằng không thể
27
hiện hết được điều này dẫn đến chất lượng đầu vào với kỹ năng mềm là còn yếu và điều này thực sự xảy ra tại các lớp học hiện nay.
Công văn số 2196/BGDĐT - GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo ra ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chỉ ra rằng với sự hướng dẫn này sẽ đáp ứng thỏa mãn các thách thức mà nhà trường đang đối mặt đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tiến trình phát triển rực rỡ tại việt nam cũng như trên thế giới. Qua đó hy vọng rằng muốn thay đổi chất lượng theo truyền thống thì cần sớm áp dụng đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng tự chủ của trường nhằm tạo ra tuyển sinh chất lượng hơn nữa.
2.1.2.2. Chương trình đào tạo của các ngành học tại Trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trường là cơ sở giáo dục công lập và trực thuộc Bộ Nội vụ ngồi ra cịn chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện đảm bảo chất lượng. Trước khi là trường Đại học, Trường đào tạo chủ yếu các ngành liên quan đến văn phịng và lưu trữ, hiện nay Trường đã có nhiều phát triển trọng tâm mở rộng đào tạo theo hướng nhu cầu thị trường, các ngành mới nổi và tiếp tục các ngành truyền thống như văn thứ, lưu trữ, thư viện, cơng nghệ thơng tin, tin học, ...
Tính năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 11 ngành, 7 chuyên ngành đào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học cho các bạn sinh viên vào trường nhập học, ngoài ra trường cung cấp văn bằng hai cho các bạn sinh viên đủ điều kiện, kết thúc ngành học sớm và đào tạo theo phương thức chính quy và vừa học vừa làm, liên thông). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, ...
Trường đào tạo các ngành học đa dạng và đi đầu trong xu hướng đào tạo các ngành theo xu hướng như quản trị nhân lực, quản trị văn phịng, Cơng nghệ thơng tin, Tin học - Ngoại ngữ,… và ưu tiên các ngành có xu hướng nguyện vọng
28
vào cao cũng như lợi thế đầu ra thị trường việc làm đang cần. Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn được phép tạo điều kiện đào tạo các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục và thực hiện chức nhiệm vụ đồng thời đáp ứng cơ hội và nhu cầu học tập của sinh viên, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường Thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác. Nhà trường có sự hỗ trợ cực kỳ to lớn của Bộ Nội vụ, liên kết sau đại học với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và một số Cơ quan, Tổ chức.
Nhà trường cũng chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng người học tự học, tự phát triển, tự nghiên cứu và làm việc theo tập thể, ngoài ra nhà trường cũng có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ngày càng trẻ và trình độ cao cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cho nhà trường.