Đặc điểm của tài liệu phim điện ảnh

Một phần của tài liệu Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3.2. Đặc điểm của tài liệu phim điện ảnh

- Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt, được chế tác theo phương pháp kỹ thuật riêng biệt so với tài liệu giấy, tài liệu ảnh, ghi âm v.v... Chúng được sản xuất từ những loại vật liệu đặc biệt: phim nitrat xenluylo, phim axetat xenluylo. Vì vậy, điều kiện bảo quản, sử dụng chúng cũng khác với các loại hình tài liệu khác. Đây cũng là một trong những lý do cần có kho lưu trữ chuyên dụng cho loại tài liệu này.

- Song sự khác biệt về chất liệu chế tác chưa phải là cơ bản, mà phim điện ảnh có phương thức chuyển tải thơng tin khác nhiều so với các loại hình tài liệu khác. Nội dung thơng tin của tài liệu không phải kể về các sự vật hiện tượng bằng các ký tự như tài liệu chữ viết, hoặc phản ánh, mô tả các sự kiện hiên tượng ở dạng tĩnh như tài liệu ảnh, mà là thể hiện bản thân các sự vật hiện tượng hoặc một q trình trong khơng gian và thời gian nhất định, đúng như chúng đã xẩy ra trong thực tế đời sống xã hội và tự nhiên bằng máy quay phim, tạo hình sắp xếp thứ tự các hình ảnh và thơng tin âm thanh (lời nói, tiếng động) ghi lại trên chất liệu phim. Khả năng này được thể hiện nhiều nhất

ở loại hình phim thời sự, tài liệu. Từ những hình ảnh độc lập, riêng rẽ nhờ kỹ thuật dựng phim (Montarge) một hệ thống thơng tin âm thanh và hình ảnh của sự vật, sự kiện được tạo ra theo một chủ đề nhất định. Như vậy, tài liệu phim điện ảnh gồm hai bộ phận chính là hình ảnh và âm thanh. Nếu hình ảnh(bộ phận chính) thể hiện sự kiện thì âm thanh (gồm những âm thanh thực hiện

14

giọng nói con người, băng ghi âm đồng bộ, tiếng của người đọc thuyết minh, lời bình và tiếng động, âm nhạc) cũng là bộ phận không thể thiếu được để tạo thành một bộ phim hồn chỉnh. Lời đọc trong phim có một vai trị quan trọng trong bất cứ một phim thời sự, tài liệu nào vì nó bổ sung và làm cho hình ảnh càng sâu đậm hơn. Do đó hệ thống tính chất hình ảnh - âm thanh truyền thơng tin là đặc điểm khác biệt của tài liệu phim điện ảnh. Đặc điểm này đòi hỏi khi bảo quản cũng như khi xem xét tình trạng tài liệu phim điện ảnh phải chú ý đến cả chất lượng hình và tiếng của tài liệu. Như vậy, tài liệu phim điện ảnh cũng giống như các nguồn tài liệu khác là đều có tính thời sự của nó. Hơn nữa nó có thể dùng để kiểm tra, minh hoạ, làm chính xác thơng tin của các nguồn tài liệu khác. Vì lẽ đó mà tài liệu phim điện ảnh đã trở thành một trong những nguồn sử liệu có giá trị để nghiên cứu lịch sử dân tộc cũng như lịch sử ngành điện ảnh.

- Phim điện ảnh có đặc điểm là việc sản xuất và sử dụng chúng theo một khối nhất định: âm bản hình ảnh, âm bản ghi âm, dương bản, bản sao dương bản trung gian, bản sao băng ghi âm. Những chủng loại này được các nhà làm phim gọi theo các danh từ chuyên môn: Negative (Negative-original); positive; dup-positive (double-positive);dup-negative (double-negative). Thành phần quan trọng nhất của mỗi bộ phim là âm bản hình và âm bản tiếng. Việc nghiên cứu nội dung tài liệu phim điện ảnh chỉ có thể thực hiện được trên dương bản (positive). Các bản sao trung gian (dup-positive,dup- negative) dùng làm để bảo hiểm và để nhân bản nhiều lần. Vì lẽ đó khi thu thập, phân loại, biên mục và bảo quản, phục vụ khai thác sử dụng tài liệu phim điện ảnh rất cần phải chú ý đến đặc điểm này của tài liệu.

- Để một tác phẩm điện ảnh hồn hảo, khơng chỉ có hình ảnh và âm thanh cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại là đủ, mà cịn cần có những tài liệu chữ viết đi kèm. Nghĩa là bên cạnh thành phần chính là hình ảnh, âm thanh (gồm có âm bản gốc hình, âm bản gốc tiếng, dương bản trung gian,

15

dương bản phát hành), cịn có một loạt tài liệu giấy đi kèm theo. Xuất phát từ đặc thù của tài liệu phim điện ảnh, tài liệu chữ viết đi kèm theo nó cũng có những đặc điểm riêng về thể loại, chất liệu, kích cỡ, hình thức thể hiện. Đó là những kịch bản văn học điện ảnh, kịch bản phân cảnh, các tài liệu quảng cáo, tranh ảnh, áp phích, ảnh các cảnh trong phim, các bài báo, bài viết nói về bộ phim, ảnh đạo diễn phim, các lời thuyết minh hoặc lời bình phim, các quyết định phổ biến tác phẩm điện ảnh v.v...Qua đó chúng ta thấy, tài liệu chữ viết đi kèm tài liệu phim điện ảnh rất phong phú về chủng loại và hình thức kích cỡ thể hiện cũng rất khác nhau. Những tài liệu này có loại làm bằng giấy, bằng các chất liệu hố học, có loại là văn bản, có loại cơng bố và khơng cơng bố, có loại in thành sách, đánh máy hoặc chép tay.v.v…Mỗi loại có cách thể hiện thơng tin khác nhau. Tuy khơng phải là thành phần chính, nhưng những tài liệu kèm theo này rất quan trọng, giúp cho chúng ta hiểu được xuất xứ, nội dung của các sự kiện trong phim, cho ta cách nhìn nhiều chiều, đa dạng qua những nội dung mà nó cung cấp. Điều đó cho thấy, đây cũng là nguồn sử liệu bổ sung cho việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng, nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm điện ảnh cũng như nghiên cứu lịch sử điện ảnh.

- Bên cạnh tính chất thời sự tài liệu, phim điện ảnh cịn là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phim điện ảnh, những tinh hoa của các môn nghệ thuật khác như văn học, sân khấu, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc được thể hiện một cách sinh động, hoà quyện với nhau, tạo thành một tác phẩm điện ảnh. Đây là một đặc điểm mà chỉ phim điện ảnh mới có.

Một phần của tài liệu Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w