Đặc điểm của tài liệu ghi âm

Một phần của tài liệu Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3.3. Đặc điểm của tài liệu ghi âm

Đối với tài liệu ghi âm thường được ghi trên các vật liệu nhựa như băng, đĩa nhựa cứng, đĩa nhựa mềm và hóa chất nhạy bắt ánh sáng…

- Đối với băng ghi âm:

Do chất liệu chủ yếu là nhựa nên các loại băng được cấu tạo chủ yếu bằng Pơli-este có phủ một lớp ơxít sắt mỏng đã được từ hố, nên âm thanh

16

được ghi vào băng dưới dạng các tín hiệu điện tử và có thể được phát lại, xố, ghi lại nhiều lần. Vì đặc điểm này nên khi thu thập cần lựa chọn những băng mới ghi lần đầu, chưa bị ghi đè để chất lượng âm thanh được đảm bảo. Khi sử dụng băng ghi âm cần tránh cho tiếp xúc với nam châm hay những chất khác có phản ứng với ơxít sắt để đảm bảo chất lượng âm thanh không bị rè, hoặc méo tiếng.

+ Công nghệ sản xuất băng từ thay đổi rất nhanh chóng và có nhiều loại hình và kích cỡ khác nhau:

+ Băng ghi âm 1/4 inch với cuộn băng mở.

+ Băng cassette loại 1/4 inch(1/4 inch audio cassette- philps)

+ Băng cassette mini

+ Băng ghi âm kỹ thuật số (DAT- digital audio tape)

Điều này cần chú ý khi thu thập tài liệu, phân loại và bảo quản tài liệu ghi âm cần phải có phương tiện máy móc tương thích đi kèm mới có thể sử dụng được tài liệu và địi hỏi phải có những phương tiện bảo quản kích cỡ khác nhau.

Tài liệu ghi âm được sản xuất chủ yếu bằng poli-este nên hay bị xoắn, cuộn, cho nên khi sử dụng phải rất thận trong.

- Đĩa: Là phương tiện chứa thông tin âm thanh và hình ảnh.

Do sự phát triển của khoa học cơng nghệ, nên hiện nay rất nhiều các loại đĩa khác nhau được chế tác trên những chất liệu và kỹ thuật khác nhau:

+ Đĩa hát thông thường: được ghi âm bằng phương pháp cơ giới, đây thường là đĩa nhựa hoặc đĩa kim loại, âm thanh được ghi bằng kim khắc trong một rãnh liên tục. Những đĩa hát thường được sử dụng trước đây có khá nhiều loại với kích cỡ khác nhau và có thể được làm bằng sáp, thuỷ tinh, axêtát hoặc thậm chí cả giấy. Hiện nay các loại đĩa hát được làm bằng hợp chất nhựa vinyl, loại 12 inch LP là kích cỡ tiêu chuẩn.

+ Đĩa từ : được ghi âm bằng phương pháp từ tính.

17

+ Đĩa lazer: Được ghi âm bằng tia lazer

+ Đĩa quang: sản xuất chủ yếu dựa trên chất liệu pôly- cácbônát với thành phần được tráng nhôm và sơn bóng. Các đĩa quang học sử dụng trong cơng nghệ nghe nhìn bao gồm đĩa CD 4 3/4 inch sử dụng trong ghi âm kỹ thuật số và loại đĩa hình (VCD) 12 inch sử dụng cho việc quay phim và các chương trình video trực tiếp.

Đặc điểm trên địi hỏi khi thu thập tài liệu bao giờ cũng phải kèm theo phương tiện máy móc tương thích thì mới sử dụng được. Do chất liệu chế tác, nên đĩa hay bị xước bề mặt, bị gấp, bị rạn nứt, bị vỡ và có độ tuổi thọ rất khác nhau, cho nên khi sử dụng và bảo quản phải có những chế độ thích hợp cho từng loại.

Một phần của tài liệu Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w