Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại công ty TNHH thương mại HRD, thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

8. kết cấu của khóa luận

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

1.4.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một là, quan điểm, tầm nhìn của lãnh đạo: Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có tầm nhìn

và phương thức làm việc khác nhau. Có những lãnh đạo sẽ nhìn nhận và coi trọng đào tạo, bồi dưỡng lao động của cơng ty mình, coi đó là chìa khóa thành cơng. Tuy

nhiên, cũng có những lãnh đạo coi đó chỉ là cơng tác thứ yếu vì vậy mà đào tạo, bồi dưỡng nhân lực không được coi trọng đúng mức, thời gian và kinh phí cũng bị rút gọn.

Hai là, mục tiêu của doanh nghiệp: Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành

cơng cũng phải có mục tiêu nhất định. Căn cứ vào mục tiêu đó mà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh, chiến lược quảng bá SP, và kế hoạch làm việc. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cũng được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chương trình hành động đó của cơng ty nhằm thực hiện tốt mục tiêu chung. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm tạo cho doanh nghiệp một nguồn lực về con người vững chắc để có thể thực hiện các mục tiêu đề ra.

Ba là, cơ cấu bộ máy doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra

quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thơng tin thuận lợi và mức độ gắn kết các bộ phận càng cao. Ngược lại, tổ chức bộ máy càng cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trong đào tạo, bồi dưỡng; tiến trình sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong công ty.

Bốn là, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: Hoạt động sản xuất kinh

doanh của mỗi doanh nghiệp đều mang những đặc điểm riêng, phù hợp với sản phẩm của cơng ty đó. Chẳng hạn, đối với các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính - bảo hiểm thì sản phẩm chính là những dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng, những dịch vụ được tạo ra dựa trên cơng nghệ và mang tính trí tuệ, sáng tạo cao; đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thì hoạt động sản xuất của họ chủ yếu là sử dụng máy móc để tạo nên sản phẩm, sản phẩm tạo ra là các mặt hàng tiêu dùng...Như vậy, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau.

Năm là, tài chính doanh nghiệp: Nếu như doanh nghiệp làm ăn phát đạt, ln

giữ mức tăng trưởng dương và có chính sách phát triển thì đào tạo, bồi dưỡng nhân lực sẽ được đầu tư, chú trọng nhằm hoàn thiện hệ thống chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ mục tiêu chung. Ngược lại, nếu cơng ty đang trong giai đoạn khó khăn thì chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng bị cắt giảm

Sáu là, cơ sở vật chất và công nghệ: Đây là yếu tố tác động rất lớn tới chính

sách và kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Những doanh nghiệp sở hữu cơ sở vật chất và công nghệ tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng được diễn ra thành công và ngược lại

Bảy là, năng lực của người làm đào tạo, bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng trong doanh nghiệp: có thể thấy, trình độ và kinh nghiệm làm việc của cán bộ đào tạo, bồi

dưỡng sẽ có quyết định rất lớn đối với kết quả của đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu như đội ngũ cán bộ đào tạo, bồi dưỡng có kinh nghiệm và kiến thức phong phú, kỹ năng sư phạm vững chắc và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình thì sẽ góp phần tạo ra đội ngũ người lao động hoàn thiện cả về chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp. Ngược lại, nếu như người cán bộ đào tạo, bồi dưỡng non kém và thiếu trách nhiệm thì kết quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ khó đạt được mục tiêu như kỳ vọng

Tám là, tính phức tạp trong công việc: Mỗi ngành nghề đều có những đặc

thù riêng, hay như trong một doanh nghiệp cũng có sự khác nhau giữa các phịng ban, bộ phận dựa vào tính chất công việc và nhiệm vụ được phân công. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong doanh nghiệp cũng cần có sự đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhiệm vụ của mỗi bộ phận, vị trí việc làm. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phân công và chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng.

1.4.2. Yếu tố bên ngồi doanh nghiệp

Một là, mơi trường kinh tế - xã hội: Trong thực tế, khi xã hội ổn định và có

nền kinh tế năng động, linh hoạt. Lúc này có sự giao thoa, cạnh tranh giữa tất cả các doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp là bắt buộc phải sở hữu cho mình một nguồn lực dồi dào và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phù hợp để có thể đảm bảo mục tiêu tồn tại, phát triển và sẵn sàng cạnh tranh

Hai là, tiến bộ khoa học công nghệ: Khoa học cơng nghệ ngày càng đóng vai

trị quan trọng vào sự thịnh vượng, phát triển của doanh nghiệp qua phương thức sản xuất kinh doanh tiết kiệm – hiệu quả. Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh thì bắt buộc doanh nghiệp phải làm tốt đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo người lao động

có thể làm chủ được máy móc cơng nghệ, khai thác tối đa tác dụng của cơng cụ lao động vào tiến trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ con người

Ba là, thị trường lao động: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp thành lập

mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, điều này tạo điều kiện cho người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một mơi trường thích hợp. Tuy nhiên, về phía chủ lao động thì đây là một bài tốn khó giữa việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và giữ chân nguồn nhân lực. Để có thể bù đắp và giải quyết vấn đề này, bắt buộc doanh nghiệp ngoài việc xây dựng mức lương thưởng hậu hĩnh thì đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong công ty cũng phải được xem trọng. Điều này sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu hoàn thiện bản thân của người lao động để thơng qua đó giữ chân nhân tài, vừa đảm bảo nguồn lực kinh doanh ngay cả khi bị thiếu hụt hay không tuyển dụng được nhân với mới.

Bốn là, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Trong thời buổi cạnh tranh

khốc liệt như hiện nay, để có thể thắng thế và tồn tại được bắt buộc các doanh nghiệp phải làm tốt rất nhiều việc: hoạch định chiến lược, khảo sát thị trường, đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng mức lương thưởng phù hợp,… có thể nói, nếu như khơng thể thắng thế bằng một nguồn tài chính khổng lồ thì doanh nghiệp phải tự trang bị, sở hữu cho mình một nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nguồn nhân lực này cũng sẽ bù đắp được nhiều thiếu sót cịn lại mà doanh nghiệp chưa thể tự hồn thiện trước đó. Chính vì thế; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Đó phải được quan tâm, đầu tư, ưu tiêu hoàn thiện đúng như với vai trị của một chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, thịnh trị

1.4.3. Các yếu tố thuộc về người lao động

Một là, trình độ của người lao động:

Đây được hiểu là kỹ năng làm việc và khả năng học tập của người lao động trong Công ty. Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp. Nếu như kỹ năng của NLĐ đã cơ bản phù hợp và đáp ứng với u cầu cơng việc thì đào tạo, bồi dưỡng có thể cắt giảm. Ngược lại, chất lượng lao động trong cơng ty cịn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được kế hoạch hành động và

mục tiêu đề ra thì đào tạo, bồi dưỡng phải được chú trọng hơn, nâng cao và mở rộng hơn

Nghiên cứu chất lượng lao động của lực lượng lao động hiện tại sẽ cho thấy những ai cần phải đào tạo, bồi dưỡng? Đào tạo, bồi dưỡng những gì? Đào tạo, bồi dưỡng bao nhiêu là đủ?

Hai là, cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính:

Cơ cấu theo độ tuổi: Ở những doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc thù cơng việc khác nhau, vì vậy sẽ có cơ cấu lao động theo độ tuổi khác nhau. Đối với những những người lao động có độ tuổi trung niên trở lên thì u cầu đào tạo, bồi dưỡng sẽ thấp hơn. Thay vì đó, ở những mỗi trường có người lao động trẻ tuổi hơn thì nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng sẽ cao hơn, nội dụng toàn diện hơn.

Cơ cấu theo giới tính: Trên thực tế, cơ cấu theo giới tính nam-nữ cũng ảnh hưởng tới đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại các doanh nghiệp. Vì người lao động nữ ngoài giờ làm việc cịn phải lo cho gia đình nên nếu sắp xếp các buổi đào tạo, bồi dưỡng ngồi giờ hành chính sẽ khó khăn so với người lao động là nam giới

Ba là, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng: doanh nghiệp có thể sử dụng

phương pháp bảng hỏi, khảo sát để lấy ý kiến, thu thập nguyện vọng của người lao động. Từ đó có thể xác định được họ đang mong muốn đào tạo, bồi dưỡng nội dung gì, vào thời gian nào, mức độ ra sao,… từ đó có thể dễ dàng sắp xếp, tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại công ty TNHH thương mại HRD, thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)