Kinh nghiệm quản lý thị trường của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 28 - 33)

TTCK Việt Nam còn non trẻ so với các nước trên thế giới. Vì vậy, học hỏi và tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước là một sự cần thiết và bổ ích cho việc quản lý thị trường đi theo đúng chiều h ướng phát triển kinh tế của đất n ước. Hơn thế nữa chúng ta không phải đi lại những bước sai lầm như các nước mà ta cần áp dụng các chính sách phù hợp hơn với nên kinh tế nước ta.

1.5.1 Thị trường chứng khốn Hàn Quốc

Ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1956 đến nay, TTCK Hàn Quốc phát triển một cách nhanh chóng và trở thành một trong 10 TTCK lớn nhất thế giới.

Trong những tháng đầu năm 2007 chỉ số TTCK tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI)

vượt ngưỡng 1.700 điểm, tổng vốn hóa của TTCK tổng hợp Hàn Quốc và Sàn CK công nghệ Hàn Quốc (KOSDAQ) đã lên đến 1.000 tỷ USD. Như vậy, Hàn Quốc trở

thành nước thứ 4 ở Châu Á (sau Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) có tổng giá trị TTCK vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào thời điểm này. Nhờ sự tác độngtừ nhiều yếu tố mà các nguồn vốn trong nước đang dần chảy từ nguồn tiết kiệm ngân h àng vào đầu tư và CK.

Mơ hình tăng trưởng của Hàn Quốc chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước và xuất khẩu là chính nên việc đồng Won tăng giá so với USD có thể sẽ là mối đe dọa lớn đối với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc bị chậm lại, các nhà xuất khẩu sẽ không tránh khỏi bị ảnh h ưởng và lúc đó những rủi ro mà ai tham gia TTCK Hàn Quốc đều không thể bỏ qua. Ngoài ra, Hàn Quốc là quốc gia hầu như khơng có tài nguyên thiên nhiên nên khi chi phí nguyên liệu thô tăng, giá dầu leo thang sẽ ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận hoạt động kinh doanh của DN.

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo các CTCK đã lên tiếng kêu gọi áp dụng những biện pháp kiềm chế mức tăng trưởng quá nóng của TTCK nh ư hiện nay thơng qua các

phương thức quản lý hợp lý.

Nhìn chung thị trường chứng khoán Hàn Quốctuy phát triển mạnh và có sự quản lý chặc chẽ từ cơ quan nhà nước những cũng cần có những chính sách kinh tế vĩ mô

của nhà nước để tăng cường ảnh hưởng của TTCK lên nền kinh tế cũng như kích thích sự tăng trưởng đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

1.5.2 Thị trường chứng khoán Malaysia

Được thành lập từ những năm cuói thế kỷ 19 và từ đó đến nay, ngành cơng nghiệp chứng khốn Malaysia đã có những bước tiến bộ vược bậc, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và góp phần thúc đẩy nước này thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực. Hiện Bursa Malaysia là một trong những thị

trường chứng khoán lớn nhất châu Á với h ơn 1.000 công ty niêm y ết thuộc 15 lĩnh

vực hoạt động. Tính đến giữa tháng 3/2007, giá trị vốn hóa toàn thị trường Bursa

Malaysia đạt 264 tỷ USD. Nét nổi bật của TTCK Malaysia là họ có một đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý tại các định chế tài chính trung gian có trình độ chuyên môn sâu

rộng, được đào tạo cơ bản, hệ thống kiến thức luôn đ ược cập nhật. Nhân lực cho các hoạt động của TTCK được chú trọng cao từ các c ơ quan quản lý của chính phủ, tới các tổ chức cá nhân tham gia thị tr ường và ngay từ các trung tâm đào tạo về chứng

khoán….

Các hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức tại Malaysia đ ược tổ chức rất đa dạng.

chương trình đào tạo tại các trung tâm, học viện đ ược xây dựng cụ thể và thực tế đáp ứng được nhu cầu hiểu biết sâu h ơn vào cập nhật nhanh cho các đối t ượng tham gia

TTCK. Bên cạnh phát triển và chú tâm nhiều đến nguồn nhân lực thì Malaysia cũng

đã tăng cường phát triển công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin cho thị tr ường

chứng khoán giúp các giao dịch mua bán được nhanh hơn và quản lý nhà nước trên hệ thống thơng tin được chính xác, có hiệu quả. Đây là những hướng đi đúng mà các nhà quản lý thị trường chứng khoán Malaysia thực hiện v à đãđưa TTCK Malaysia lên t ầm

cao mới. TTCK Việt Nam chúng ta cần học hỏi theo những kinh nghiệm này cho sự phát triển của chứng khoán Việt Nam cho thời điểm hiện tại và sau này.

1.5.3 Thị trường chứng khoán Trung Quốc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đ ược ra đời cuối những năm 1980, với hai sàn giao dịch lớn là sàn giao dịch Thượng Hải và sàn Thâm Quyến (Shenzhen) đều ra

đời năm 1990. Cổ phiếu lên giá rất nhanh vào đầu thập niên sau đó, nhưng rồi chững lại và đi xuống từ năm 2001 đến năm 2005. Tại n ước này, vào lúc thấp điểm nhất giá

cổ phiếu đã giảm 55% so với thời cao điểm năm 2001, bất chấp tốc độ tăng tr ưởng kinh tế vẫn ổn định ở mức cao trong thời gian này.

TTCK Trung Quốc còn rất non trẻ, các nhà đầu tư tại đây thì rất ít kinh nghiệm. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những người mới bắt đầu tham gia vào

TTCK trong năm qua, đã thua lỗ nặngkhi họ mua chứng khoán ở gần mức đỉnh và giá cổ phiếu đã giảm mạnh. Năm 2007 được coi là năm thành công c ủa TTCK Trung Quốc, sau khi giá trị vốn hoá thị tr ường của nước này vược mức GDP của năm 2006.

Đây cũng là thành công cho các doanh nghiệp huy động vốn, sau khi những đợt IPO

lớn mang tầm quốc tế đ ược tiến hành tại đây. Chỉ số chứng khoán SCI (Shanghai Composite Index) của TTCK Thượng Hải trong năm 2006 tăng 130% v à qua năm 2007 tăng lên 98% so v ới năm 2006. Chỉ số SCI tăng h ơn 200% trong vòng 2 năm

qua, trong khi mức tăng trưởng trung bìnhở các thị trường châu Á là 14% - 18%. Chỉ

số P/E tại hai sàn ThượngHải và Shenzhen là 58.22 và 56.03 vào năm 2000, cao hơn rất nhiều so với giá trị trung bình là 15 tại các thị trường phát triển. Tất cả các phiên

này đều có ngun nhân từ chính sách hay thơng tin liên quan do chính phủ đưa ra. Theo thống kê các Doanh Nghiệp niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến

đã huy động được hơn 841 tỷ NDT (120 tỷ USD), gấp 4 lần số tiền huy động đ ược trong năm 2006, và bằng cả số tiền mà hai sàn này huy động được trong 14 năm đầu

tiên hoạt động kể từ năm 1990. Hiện nay có khoảng hơn 240 cơng ty niêm yết ở Trung Quốc đã lên kế hoạch để phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Rất nhiều Doanh Nghiệp lớn của Trung Quốc như China Telecom, Dongfeng Motor Group, đang niêm yết tại thị trường chứng khốn Hồng Kơng, cũng được khuyến khích niêm yết trên TTCK Trung Quốc.

Điều này chứng tỏ trong những năm đầu của thị tr ường, xu hướng đầu cơ ngắn

hạn chi phối các nhà đầu tư tại Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm này ta có thể rút ra những bài học bổ ích để áp dụng cho TTCK Việt Nam. Để bảo vệ và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư tạo tâm lý an toàn, loại bỏ tính đầu cơ trong đầu tư trên TTCK làm cho TTCK Việt Nam phát triển lành mạnh cùng với sự phát triển của nền

doanh của TTCK Trung Quốc rất có ích đối với q trình phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam.

1.5.4 Thị trường chứng khoán Singapore.

Thị trường Singapore đang thu hút sự quan tâm của nhiều DN, do đây luôn đ ược

coi như cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, cũng là thị trường có tương lai phát triển thành trung tâm giao dịch thứ cấp quan trọng của khu vực châu Á.

Đến thời điểm tháng 08 năm 2007 sức tăng trưởng của thị trường trái phiếu Singapore dẫn đầu thế giới, với tổng trái phiếu đang l ưu hành lớn gấp 3 lần so 5 năm

trước, đạt mức 131 tỷ USD. Đây cũng là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ 4 thế

giới- trung tâm ngân hàng tư nhân c ủa cả khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đơng và khu vực có các nhà đầu tư cá nhân lớn. Số lượng tổ chức phát hành nước ngồi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Singapore (SGX) hiện chiếm 28% giá trị vốn hố tồn thị trường, trong đó có những tên tuổi lớn như Freddie Mac, Goldman Sachs, Ford Motors, Toyota Motors, JP Morgan...

TTCK Singapore được xem như một khn mẫu hồn chỉnh về sự phát triển của thị trường tài chính châu Á nói chung và các nư ớc thành viên ASEAN nói riêng. Có thể nói sự phát triển và mở cửa của TTCK Singapore có những đặc thù của nó, đặc biệt là TTCK sơ cấp (IPO) Singapore. Điều này được minh chứng là trong khi các

TTCK sơ cấp phát triển khác trên thế giới phải đối mặt với những khó khăn, thách

thức để thoát ra khỏi khủng hoảng do bị ảnh h ưởng bởi sự sụp đổ của các ngành cơng nghệ, thì TTCK sơ cấp Singapore vẫn duy trìđược tốc độ phát triển.

Việc Singapore được đánh giá là một nước ổn định về chính trị, đạt tiêu chuẩn cao về điều hành doanh nghiệp đã thu hútđược các công ty nước ngồi tham gia niêm

yết, đặc biệt là các cơng ty đến từ Trung Quốc đãđóng góp đáng kể vào sự phát triển

của thị trường IPO Singapore. Thành công này không thể loại trừ các chính sách hiệu quả về phát triển thị tr ường, như khơng có giới hạn tối đa về quyền sở hữu của ng ười

nước ngoài trong các công ty Singapore. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề cũng cần một số quy định nh ư phải có sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Các quy định n ày thường áp dụng cho các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông.

Đây cũng là hướng phấn đấu phát triển của TTCK Việt Nam. Điều quan trọng là ta cần học hỏi những kinh nghiệm sâu sắc từ TTCK các n ước phát triển mạnh và chuẩn mực như Singapore.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương này, tác giả trình bày tổng quan về CK và TTCK. Đưa ra các rủi ro

cũng như lợiích từ hoạt động của TTCK.

TTCK là nơi huy động và phân phối vốn có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, hoạt động dưới nguyên tắc công khai, trung gian, đấu giá và pháp chế hóa mọi giao dịch. Tuy nhiên, TTCK cũng là nơi chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và mất cân đối trong phát triển làm hạn chế tác động của TTCK lên nền kinh tế cũng như các chủ thể tham gia TTCK. Bên cạch đó thì nó có những tác động tích cực hay từ hoạt động của nó mà ta có thể thu được các lợi ích cho nền kinh tề. Chính vì vậy, cần thiết phải có những

bước đi đúng đắng trong quản lý cũng nh ư chính sách của nhà nước và các chủ thể

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)