2.6 Nhận diện các lợi ích từ sự phát triển của TTCK
2.6.4 Tác động về mặt xã hội
Tốc độ phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây đã tạo nên cơ hội làm giàu nhanh chóng cho một số người, điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều
người, nhiều thế hệ chăm chú vào TTCK. Trong thời kỳ CK sôi động từ cuối 2006
đến đầu 2007 đề tài nóng bỏng thường được nhắc đến nhiều nhất là TTCK. Việc công bố danh sách những ng ười giàu nhất Việt Nam năm 2006 tính tr ên cơ sở số lượng cổ phiếu nắm giữ của những ng ười đó với tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng đã tạo nên một tâm lý ngưỡng mộ và nhu cầu của đầu tư chứng khoán từ những ng ười đầu tư không chuyên nghiệp tăng lên. Có một số người đã bỏ bê công việc kinh doanh buôn
bán thường ngày để tham gia thị trường chứng khoán với mong muốn đ ược giàu lên nhanh chóng. Có một số người gom góp hết tiền bạc tiết kiệm của gia đình hay thế chấp tài sản hiện có của mình để đi đầu tư nhằm kỳ vọng một sự thay đổi lớn trong tài sản của mình. Tuy nhiên, vớikiến thức còn non trẻ trong đầu tư cộng với sự phát triển quán nóng của thị trường đã khơng ít nhà đầu thu lỗ nặng sau khi thị tr ường điều
chỉnh. Điều này đã tác động đến các quan hệ th ường nhật của các NĐT nhỏ lẻ trong
xã hội. Từ những thu lỗ nặng n ày đã mang lại khơng ít những vấn đề xã hội phát sinh
kèm theo như sự xáo trộn trong trong hoạt động kinh doanh hay công việc th ường
nhật của nhà đầu tư.
Theo như khảo sát của JP Group trong tháng 02 năm 2008 thì số cá nhân là nhà
đầu tư tham gia thị trường chứng khoán chủ yếu là các nhân viên văn phòng chiếm
34% trong khi đó s ố người xem đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư chính chỉ
chiếm 18%, chứng tỏ có nhiều nhân vi ên văn phòng sử dụng thời gian làm việc của cơ
quan để hoạt động đầu tư chứng khoán, đây là vấn đề mà các lãnhđạo của cơ quan rất
bức xúc. Trong nhiều c ơ quan đã sử dụng các biện pháp nh ư cắt kết nối Internet hay quản lý thời gian nhân vi ên đển hạn chế nhân viên ra ngoài giao dịch đầu tư chứng khốn.
Hình 2.15: Nghề nghiệp của nhà đầu tư cá nhân
Nguồn: JP Group
Với cảm giác thay đổi lớn nguồn vốn trong đầu t ư chứng khoán như có thể kiếm lời 100% vốn đầu tư trong vòng một tháng hay nhiều hơn thì bây giờ quay lại hoạt
động kinh doanh để tiền lãi với 20% hay 30% trong một năm thì khó khăn, chậm hơn
điều này làm nhóm NĐT này b ỏ bê việc kinh doanh truyền thống mình hơn. Đơn cử
như chủ tịch HĐQT của một cơng ty mía đ ường ở Đồng Nai đã sử dụng số tiền của Công ty hàng chục tỷ đồng để phục vụ cho mục đích đầu t ư vào chứng khoán tuy nhiên khi thị trường điều chỉnh giảm thì mất khả năng thanh tốn làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lớn hơn nữa là các doanh nghiệp, luôn tăng cường trong đầu tư tài chính, có nhiều doanh nghiệp tăng đầu t ư tài chính nhiều hơn tăng qui mô sản xuất của doanh nghiệp điều này hàm chứa những rủi ro rất lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương 2, tác giả trình bày khái quát về tình hình hoạt động của TTCK Việt
Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay, các rủi ro mà NĐT gặp phải và nhìn lại
các tác động của TTCK lên các chủ thể tham gia thị trường. Qua 8 năm hoạt động, mặc dù trải qua những thăng trầm nh ưng TTCK Việt Nam đã thực sự có những bước phát triển rất khả quan về nhiều mặt nh ư: qui mô thị trường, số lượng cơng ty niêm yết, giá trị vốn hóa thị t rường,…Tuy nhiên, Ta phải có cái nhìn tổng qt hơn về các
tác động của thị trường cả về mặt tốt lẫn mặt xấu.. Lực hút NĐT đến với thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là tỷ suất sinh lợi và rủi ro. Do đó, để hạn chế rủi ro cho các chủ th ể tham gia thị trường đồng thời tăng c ường tác động tích cực để phát triển TTCK cũng nh ư phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung thì các chủ thể tham gia thị tr ường phài có những chính sách cũng nh ư các bước đi cụ thể để có thể kết hợp phát triển TTCK. Đ ặc biệt, các cơ quan quản lý ngay từ bây giờ cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp, chiến lược cụ thể mang tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả quản trị DN, mở rộng qui mô giao dịch, cân đối cung cầu trên TTCK.
CHƯƠNG III :
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTCK
VIỆT NAM HIỆN NAY