Diễn biến chỉ số giá chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 44)

2.1 Khái quát TTCK Việt Nam hiện nay

2.1.2.4 Diễn biến chỉ số giá chứng khoán

Chỉ số giá CP VN-Index phản ánh sự biết động của TTCK, phần nào nói lên xu thế cung cầu đối với CP niêm yết. Trong giai đoạn đầu của thị trường, chỉ số tăng liên tục qua các phiên và đạt đến đỉnh điểm 571,04 điểm vào phiên giao dịch thứ 137 ngày

25/06/2001, tăng 471,04 đi ểm so với phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 là 100 điểm. Điều này cho thấy sự phát triển nóng của TTCK Việt Nam trong thời điểm đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, ngay lập tức sau đó, thị trường rơi vào đợt giảm giá CP, hoạt động giao dịch trên thị trường nguội lạnh, chỉ số VN-Index giảm từ hơn 500

điểm xuống chỉ còn dưới 200 điểm, đến năm 2004 chỉ số VN-Index dao động ở mức 150 - 200 điểm.

Qua năm 2005, thị trường chứng khoán đã đảo chiều mạnh mẽ với chỉ số VN-

Index đã tăng từ 350 điểm vào cuối năm 2005 và tiếp đà tăng trưởng từ năm 2005,

VN-Indexđạt 750 điểm vào cuối năm 2006. ta nhận thấy được sự tăng trưởng của thị

trường qua thời kỳ này là rất nóng.

mạnh với tốc độ tăng tr ưởng bình quân là 16,41%/tháng riêng tháng 1 đã đạt tốc độ tăng trưởng 38,25%/tháng. Cùng với sự tăng giảm của thị tr ường là các sự kiện gắn

liền với những giao động của nó. Ngày 24/04/2007, VN -Index chạm đáy ở mức

905,53 điểm, giảm 22,65% so với kỷ lục cao nhất 1170,67 điểm ngày 12/03/2007. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 3, VN-Index bắt đầu sụt giảm mạnh và thường xuyên

tăng,giảm với biên độ lớn.

Hình 2.5: Diễn biến chỉ số VN-index trong năm 2007

Nguồn : SGDCK Tp.HCM

Từ cuối tháng 12/2007 chỉ số VN-Index liên tục giảm, khơng khí ảm đạm bao

trùm cả thị trường. Tuy cũng có tăng một số phiên nhưng xu hướng đi xuống của thị trường là thấy rất rõ qua biểu đồ bên dưới. Giải thích cho xu hướng giảm này là một phần do sự phát triển quá nóng của thị tr ường giai đoạn trước, và ảnh hưởng từ tăng trưởngkhông cao của các doanh nghiệp và mặt khác các NĐT đã chuyển kênh đầu tư

sang các kênh đầu tư khác có nhiều tiềm năng hơn như : đầu tư bất động sản hay đầu tư vàng.

Thị trường tại thời điểm này rất nhạy với những thơng tin hay các chính sách của chính phủ đưa ra. Song song với những biết động của VN-Index là các sự kiện, chính

Hình 2.6: Diễn biến chỉ số vn-index trong năm Quý 1/ 2008

Nguồn : SGDCK Tp.HCM

Hình 2.7: Tình hình giao dịch trong năm2007

Nguồn : SGDCK Tp.HCM 2.1.2.5 Sự tham gia của các nh à đầu tư trong và ngoài nước

Ngoài việc số lượng cổ phiếu niêm yết được gia tăng nhanh chóng thì bên cạnh

đó là sự ra đời của hàng loạt các CTCK cũng phát triển t ương ứng và gia tăng các dịch

vụ tiện ích phục vụ cho việc giao dịch mua bán chứng khoán đ ược thuận tiện, điều

327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 240.816 tài khoản,

tương đương 279% so v ới cuối năm 2006).

Song song sự tham gia ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân, TTCKVN hi ện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup… Tính đến cuối năm 2007, số

lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại các CTCK lên đến con số 7.900 tài

khoản (cá nhân 7.400 và tổ chức là 500)

Dấu hiệu gia tăng của số l ượng tài khoản và các NĐT trong và ngoài nư ớc phản ánh sự quan tâm đến TTCKVN hiện nay . Hơn nữa so với các năm tr ước, năm nay các

nhà đầu tư cũng đã trưởng thành hơn, và ngày càng t ỏ ra chuyên nghiệp hơn. Trìnhđộ

hiểu biết và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các nh à đầu tư cá nhân cũng như tổ chức ngày một tăng. Tâm lý đầu t ư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo nên sự ổn định cho thị trường. Trong đầu năm 2007 nhà đầu tư nước ngoài tăng mua từ tháng 1 và tháng 2 tuy nhiên qua tháng 3 năm 2007 đ ết hết quý 1 năm 2008

lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài giảm cùng với sự suy giảm của TTCK

trong thời gian qua.

Hình 2.8: NĐTNN mua cổ phiếu trên SDGCKTP.HCM từ tháng 1/2007đến tháng 3/2008 (TriệuUSD)

Nguồn: SGDCK Tp.HCM 2.1.3 Thực trạng hoạt động của TTGDCK Hà Nội trong thời gian qua.

Cùng với sự phát triển của thị tr ường, sau sự ra đời của TTGDCK HCM thì trong

năm 2005 TTGDCK Hà N ội ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của các NĐT

2.1.3.1 Qui mô niêm yết

Bắt đầu hoạt động từ ngày 8 tháng 3 năm 2005 TTGDCK Hà Nội có 5 cơng ty

niêm yết. tuy nhiên với nhu cầu phát triển của thị tr ường cũng như nhu cầu niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để niêm yết trên SGDCK TP.HCM thì TTGDCK Hà Nội là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu của mình để giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó các loại trái

phiếu của chính phủ cũng đ ược giao dịch tại trung tâm tạo nên quy mô niêm yết của trung tâm ngày một lớn hơn.

Bảng 2.4: Quy mô niêm yết thị trường tại TTGDCK Hà Nội

Chỉ tiêu Cổ phiếu TP Toàn thị trường

Số CK niêm yết 138 478 616

Tỷ trọng (%) 22 78 100

Khối lượng niêm yết (ngàn CK) 1,554,438 1,445,003 2,999,441

Tỷ trọng (%) 51,82 48,18 100

Giá trị niêm yết (triệu đồng) 15,544,380 144,500,298 160,044,678

Tỷ trọng 9.71 90.29 100

Hình 2.9: Số lượng cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Hà Nội qua các năm

9 87 112 133 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 2007 tháng 3-08

Số cổ phiế u niê m yế t trê n TTGDCK Hà Nội qua cá c nă m

Nguồn: Tổng hợp từwww.hastc.org.vn

Với điểu kiện niêm yết đơn giản hơn thì TTGDCK Hà Nội đã thu hútđược nhiều

các doanh nghiệp niêm yết điều này cho thấy TTCK ln lá hướng đích đến của các doanh nghiệp, đểm nhằm tận dụng các lợi ích của thị tr ường.

2.1.3.2 Giá trị vốn hóa thị trường

Cùng với sự phát triển khá nhanh của SGDCK Tp.HCM thì TTGDCK Hà Nội có những bước phát triển vược bật trong qui mô niêm yết từ 9 Công ty trong năm đầu thành lập thìđến cuối quý 1 năm 2008 đã có 133 Cơng ty điều này góp phần lớn trong

tỷ lệ vốn hoá của TTCK so với nền kinh tế. Giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm

ngày 1 tháng 4 năm 2008 là 78 ngàn tỷ đồng chứng tỏ khả năng huy động vốn từ TTGDCK Hà Nội là khơng nhỏ.

Bảng 2.5 : Giá trị vốn hóa 10 cơng ty niêm yết lớn nhất tại TTGDCK Hà NộiQ I/2008

ĐẦU Q 1/2008 CUỐI QUÍ 1/2008

SO SÁNH CUỐI QUÝ VỚI ĐẦU QUÝ Mã CK Số lược CP đang lưu hành Vốn hoá (Ngàn tỷ đồng) Số lược CP đang lưu hành Vốn hoá (Ngàn tỷ đồng) Thiệt hại vốn hoá (Ngàn tỷ VNĐ) %Thay đổi ACB 263,005,996 38.1 263,005,996 24.3 (13.8) -36% KBC 88,000,000 17.6 88,000,000 15.5 (2.1) -12% PVS 100,000,000 11.9 100,000,000 5.0 (6.9) -58% PVI 84,798,629 6.7 84,798,628 3.6 (3.1) -46% BMI 75,500,000 5.9 75,500,000 3.5 (2.4) -41% BTS 90,000,000 2.9 90,000,000 1.9 (1.0) -34% VNR 34,300,000 2.2 67,218,440 1.7 (0.5) -23% BCC 90,000,000 2.6 90,000,000 1.6 (1.0) -38% NTP 21,668,998 2.4 21,668,997 1.3 (1.1) -46% BVS 15,000,000 3.1 15,000,000 1.2 (1.9) -61%

Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin TTCK ng ày 1 tháng 4 năm 2008 Báo cáo tổng hợp củaEuro Capital

2.1.3.3 Quy mô giao dịch

đến đầu 2007 TTCK cả n ước nói chung đã kéo theo sự tăng lên nhanh chóng về qui mơ giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Tuy nhiên do sự đi xuống của thị

trường trong cuối năm 2007 và đầu 2008 thì qui mơ giao dịch đã giảm xuống đáng kể điều này làm giàm khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp cũng nh ư tính thanh

khoản của các CP của doanh nghiệp. Đây là một rủi ro rất lớn của thị tr ường, để khắc phục các rủi ro này ta cần có những chiến lược lâu dài để bình ổn thị trường và nâng cao các ưu điểm mà thị trường chứng khoán mang lại.

Bảng 2.6: Quy mô giao dịch tại TTGDCK Hà Nội qua các năm

Năm VNIndex (31/12) KLGD (CP) GTGD (1.000đồng) 2005 96,24 20.423.383 264.372.635 2006 242,89 95.606.426 3.917.384.521 2007 323,55 612.038.933 63.422.391.065 2008 181,43 234.190.937 15.130.490.806

Nguồn: UBCKNN và Báo ĐTCK

Ghi chú: Số liệu năm 2008 đến 31/ 03/2008

2.1.3.4 Diễn biến chỉ số giá chứng khoán

Cùng với xu hướng giảm giá của SGDCK TP. HCM thì chỉ số giá của TTGDCK Hà Nội khơng ngoại lệ. Tuy chính phủ đã có những chính sách để giảm sự tuột dốc nhanh chóng của thị trường như là thu hẹp biên độ giao dịch từ +/- 10% xuống +/-2% sau một thời gian ổn định thì qui định tăng lên +/-3% nhưng giá các loại cổ phiếu cũng khơng có gì khả quan hơn, chỉ số HASTC Index tiếp tục xu h ướng giảm. điều này nói lên sự suy giảm của TTCK nói chung nó sẽ có tác động xấu đến các chủ thể

tham gia TTCK. Các NĐT s ẽ mất niềm tin và sẽ quay lưng với thị trường, điều này

Hình 2.10: Diễn biến chỉ số HASTC-Index trong Quý 1/ 2008

Nguồn: TTGD chứng khoán Hà nội 2.2 Các rủi ro trên thị trường chứng khoán hiện nay

TTCK là môi trường hoạt động cao cấp của nền kinh tế thị tr ường, nó ln mang đến song song những lợi ích cũng như rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường vì vậy ta cần xác định rõ các rủi ro có thể xảy ra trên TTCK, mà từ đó tacó những biện pháp thích hợp để hạn chế sự tác động xấu của nó đến nền kinh tế v à đến sự phát triển bền vững của thị trường.

2.2.1 Rủi ro đến từ các tổ chức phát hành

2.2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.

Năm 2006,qua chính sách ưu đãi thuế thu nhập của chính phủ thơng qua 2 thơng

tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và Thông tư s ố 72/2006/TTBTC đã tác

động đến sự gia tăng số l ượng các công ty niêm yết trên TTCK. Trong năm 2007 làn

sóng lên sàn của các công ty cổ phần đã thayđổi về chất với mục tiêu chính là: lên sàn để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường trong năm 2007 không cao b ằng năm 2006, nhưng các Công ty niêm yết mới trên sàn trong năm 2007 ph ần lớn là những Tập đồn và doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nêu nên qui mô thị trường trong

Trong năm 2007 có nhiều Cơng ty tăng vốn điều lệ, huy động vốn từ các cổ đông, một phần nguồn vốn thu đ ược để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phần cịn lại các Cơng ty dành cho đầu tư tài chính. Các doanh nghiệp mang khoản tiền huy

động để đầu tư tài chính mà quên chú tr ọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình làm cho rủi ro từ nguồn tiền huy động đ ược từ cổ đông. Dẫn đến một hiện tượng là nguồn vốn huy động sử dụng kém hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém. Hơn thế nữa rủi ro phi hệ thống từ một Cty, một ngành có thể

tác động đến các Cty khác đầu t ư vào Cty đó hoặc các Cty thuộc các ngành khác đầu tư vào ngành đó. Giá trị CP của các Cty này có thể sụt giảm nhanh chóng do đãđầu tư

kém hiệu quả. Rủi ro phi hệ thống có thể trở thành rủi ro hệ thống tác động tới các Cty thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, các Công ty th ường sử dụng nhiều cách thức khác nhau để sử dụng nguồn vốn từ cổ đông để đầu t ư tài chính, thơng thư ờng có ba cách cơ bản:

- Xây dựng một phòng ban chuyên phụ trách về việc đầu tư tài chính. - Liên kết với một cơng ty khác để đầu t ư tài chính.

- Thành lập một Công ty con, Công ty liên kết để chuyên đầu tư tài chính.

Cách thứ 3 thường được các cơng ty có quy mơ lớn hiện nay áp dụng. Các doanh nghiệp này thành lập Công ty con rồi huy động vốn từ các cổ đông, rồi tận dụng nguồn vốn huy động được và số thặng dư vốn mang đi đầu tư hay làm lợi cho công ty mẹ. điều này chứa đựng một rủi to rất lớn cho cả thị tr ường cũng như cho doanh nghiệp phát hành. Các công ty mới ra đời lại thu hút một l ượng vốn rất lớn đỗ vào làm cho cầu về hàng hố trên thị trường giảm xuốn có thể dẫ n đến giá cổ phiếu sẽ bị pha loãng do lượng cung ngày càng lớn do việc phát hành này.

Sự đầu tư lẫn nhau giữa các doanh nghiệp sẽ làm cho rủi ro đầu tư của các cổ

đông bị tập trung, điều nàytrông như các nhà đầu tư đã bỏ trứng vào một rổ.

Trong năm 2007, các doanh nghiệp có mức vốn hố lớn trên TTGDCK Tp.HCM

tuy có mức lợi nhuận lớn, tốc độ tăng rất cao so với năm 2006 nh ư: CTCP KCN Tân Tạo tăng với tốc độ 254%, Vinamilk tăng 132% nh ưng giá của các loại chứng khoán này cũng giảm mạnh trong cuối năm 2007 và đầu năm 2008. giải thích cho sự sụt

giảm này ta không thể không nhắc đấn sự tăng cung phát hành thêm của các doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Tăng trưởng lợi nhuận của 5 Công ty lớn niêm yết trên SDGCKTp.HCM

Nguuồn:Thơng tin các doanh nghiệp cơng bố

2.2.1.2 Tình hình cơng bố thông tin của các doanh nghiệp trong thời gian qua.

Khi đầu tư vàomộtdoanh nghiệp nào đóthì những thơng tin từ doanh nghiệp đó rất quan trọng cho NĐT để ra quyết định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt việc công bố thông tin rộng rãi, minh bạch để hổ trợ cho việc ra quyết định của NĐT. Theo quy định của Thông tư Số: 38/2007/TT-BTC ngày 14

tháng 4 năm 2007 hướng dẫn về công bố thông tin tr ên TTCK, các công ty đ ại chúng

cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt về công bố thông tin mà các công ty niêm yết hiện nay đang phải thực hiện. Trước hết là các công ty phải đăng ký là công ty đại chúng và thực hiện theo quy định cho Công ty đại chúng song đến thời điểm 21/3/2008 cả

nước có 904 cơng ty đại chúng riêng Tp.HCM có 124 Cơng ty. Trong thời gian đầu thực hiện quy định các doanh nghiệp đã thiếu kinh nghiệm trong việc công bố thông tin làm cho thông tin đ ến NĐT bị trể hay sai lệch về sự thật làm rủi ro cho các nhà đầu

tư. Thông tin không cân xứng là nguyên do đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho một số cá nhân và gây thiệt hại cho nhiều NĐT khác. Ngoài những lý do về thiếukinh nghiệp trong việc công bố thông tin hay cập nhật chậm những quy định cho Công ty

họ e ngại về quy định phải minh bạch hố thơng tin mà những thông tin không rõ ràng của doanh nghiệp lại mang lợi ích cho họ.

Trong các đợtIPO vừa qua, nguồn thông tin gần nh ư duy nhất liên quan đến tình hình hoạt động, hiện trạng của DN m à NĐT có thể tiếp cận là thơng qua bản cáo bạch.

Theo quy định bản cáo bạch là tài liệu bắt buộc phải công bố và làm theo mẫu quy

định tại Quyết định số 13/2007QD-BTC vì vậy, các doanh nghiệp chỉ làm bản cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)