Các công cụ cạnh tranh của ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 56)

2.2 Tình hình hoạt động của Vietinbank Cần Thơ:

2.2.4.1 Các công cụ cạnh tranh của ngân hàng:

2.2.4.1.1 Lãi suất

Lãi suất vốn khơng được coi là một cơng cụ hồn tồn tích cực trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, Vietinbank Cần Thơ hiện nay cũng như các NHTM lớn khác lại đang sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng hàng đầu. Chính sự có mặt của các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là các ngân hàng nước ngồi) với chính sách lãi suất thống nhằm thu hút khách hàng đã phá vỡ thế độc quyền của các NHTM lớn. Theo một dịng xốy tự nhiên, các ngân hàng thương mại lớn dưới sức ép của chính các khách hàng của mình cũng phải hạ lãi suất để giữ khách và cạnh tranh trên những thị trường mới. Thị trường Việt Nam được đánh giá là rất rủi ro và chưa phát triển nên các ngân hàng nước ngồi dựa trên tính tốn của mình sẽ phải đưa ra một mức lãi suất đủ cao để có thể bù đắp được rủi ro và lãi suất này sẽ cao hơn nhiều so với hiện

52

nay. Các ngân hàng nước ngoài được lợi thế là nguồn vốn lớn và chi phí đầu vào thấp nên đã khiến các ngân hàng Thương mại lớn lúng túng trước mức lãi suất thấp họ mời chào khách hàng. Cơng cụ lãi suất thể hiện tính 2 mặt của nó: thu nhập của khối ngân hàng đồng loạt giảm và lâm vào tình trạng báo động. Tuy nhiên các ngân hàng nước ngồi khơng thể duy trì tình trạng này lâu khi chính họ cũng rơi vào khó khăn. Lãi suất cho vay bình qn của Vietinbank Cần Thơ hiện nay chính thức là USD: 2,04%/năm, VND: từ 10% đến 10,05%/năm nhưng vẫn còn cao hơn một số ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, tuỳ từng loại khách hàng mà Ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Các ngân hàng nước ngồi với tình hình lãi suất thay đổi như hiện nay rất khó thực hiện cho vay trung dài hạn. Vì thế lãi suất đang được coi là một thế mạnh vượt trội của Vietinbank Cần Thơ trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên, ngân hàng hồn tồn khơng thể chỉ dựa vào công cụ này mà phải lường trước được những tác hại của nó trong tương lai để có những biện pháp khác tích cực hơn.

2.2.4.1.2 Sự khác biệt và uy tín của ngân hàng

Vietinbank Cần Thơ từ khi thành lập đến nay đã là một địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về tín dụng. Khả năng cung ứng dồi dào, cách thức tổ chức làm việc cũng như năng lực của ngân hàng đã tạo lập nên uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước. Điều này được chứng tỏ qua tỷ trọng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ của ngân hàng ln chiếm ưu thế trong khối ngân hàng. Hàng năm, Vietinbank Cần Thơ đều gửi vốn ngoại tệ về Trụ sở chính với số tiền gần 100 tỷ đồng. Bản thân Ngân hàng đã tận dụng được hết những lợi thế về danh tiếng của mình nhằm thúc đẩy hoạt động của ngân hàng trong mọi lĩnh vực. Với uy tín và năng lực của mình, Vietinbank Cần Thơ cịn thực hiện rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, …

2.2.4.2 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Khối này bao gồm 5 ngân hàng thương mại lớn ra đời ngay từ khi tách hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Phát

53

triển nhà ĐBSCL và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Trong đó các ngân hàng có tính cạnh tranh cao so với Vietinbank Cần Thơ là Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ, Ngân hàng nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ. Mỗi ngân hàng có một thế mạnh và chức năng riêng trong nền kinh tế.

- Ngân hàng Ngoại thương với lợi thế về việc cung cấp nguồn vốn

bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khả năng cung ứng dồi dào điều này được chứng tỏ qua tỷ trọng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ của ngân hàng Ngoại Thương luôn chiếm ưu thế trong khối ngân hàng. Có lẽ khơng một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào lại không nghĩ đến ngân hàng Ngoại Thương khi có nhu cầu vay vốn ngoại tệ lớn. Thêm vào đó, các dự án đầu tư lớn địi hỏi có một nguồn ngoại tệ rất lớn ngay tại một thời điểm cũng có thể được ngân hàng đáp ứng khơng khó khăn gì nếu doanh nghiệp hội đủ điều kiện cơ bản. Như vậy, trên thị trường trong nước ngân hàng Ngoại Thương được coi là ngân hàng hàng đầu trong công tác cho vay ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn là ngân hàng có

số vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại lớn hiện nay. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng này là phát triển kinh tế nông thôn và hộ nông dân, cũng như hỗ trợ xố đói giảm nghèo ở nơng thơn của các tổ chức quốc tế thông qua cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngân hàng Nơng nghiệp có một thế mạnh là nguồn vốn chủ yếu là tiền đồng nên nguy cơ chịu biến động do tỷ giá ngoại tệ là khơng lớn, có một mạng lưới chi nhánh và nhân viên dày đặc ở các vùng nông thôn và ngoại vi các thành phố lớn. Một trong những hoạt động đang phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay của ngân hàng là hình thức nhận vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế thế giới như World Bank, IMF,... phục vụ cho các chương trình xố đói giảm nghèo do các tổ chức này thực hiện ở Việt Nam, đem lại một nguồn vốn ngoại tệ rất lớn cho ngân hàng. Chính những lợi thế vốn có này đang giúp cho ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường. Trong hoạt động tín dụng, dư nợ ngoại tệ đang trên đà tăng so với các năm trước, báo hiệu một đối thủ cạnh tranh mới của

54

Vietinbank. Tuy khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ gia đình và hợp tác xã (trên 70% tổng dư nợ) và doanh nghiệp nhà nước chiếm một phần không lớn (21,7% tổng dư nợ) nhưng cơ cấu khách hàng đã thay đổi theo chiều hướng tăng cường quan tâm đến nhóm doanh nghiệp Nhà nước (tăng 16,4%). Như vậy, nếu biết tận dụng tất cả những thế mạnh mà mình đang có, ngân hàng Nơng nghiệp sẽ đóng vai trị dẫn dắt thị trường đầu tư tín dụng tại địa bàn Thành phố Cần Thơ.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có trách nhiệm đảm nhận các dự án

đầu tư do nhà nước giao, chủ yếu là xây dựng các cơng trình hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế. Như thế có thể coi ngân hàng này là một loại ngân hàng chính sách về đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế. Ngân hàng này vậy là khơng phải mất sức lực, chi phí cạnh tranh, lại nhận được nguồn vốn tài trợ của Bộ Tài chính và ngân sách Nhà nước với lãi suất thấp. Hơn nữa, trong khi nguồn vốn này chưa giải ngân hết theo kế hoạch, ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích thương mại, từ đó có thể hưởng mức chênh lệch cao hơn là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế để cho vay. Thế mạnh chủ yếu của ngân hàng là cho vay trung và dài hạn và cho vay tài trợ uỷ thác. Nguồn vốn huy động tăng đáng kể trong những năm gần đây, gây khó khăn cho Vietinbank Cần Thơ.

2.2.4.3 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

2.2.4.3.1 Khối Ngân hàng TMCP và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Từ khi hội nhập, thị trường ngân hàng chứng kiến sự ra đời và phát triển của một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Tình trạng này đã làm sơi động khơng khí cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Vậy các tổ chức này đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ? Các ngân hàng Thương mại cổ phần ra đời với một thế bất lợi là có nguồn vốn tự có quá thấp so với các ngân hàng Thương mại lớn. Uy tín của ngân hàng chưa đủ để có khả năng thu hút được một nguồn vốn lớn. Vì thế hoạt động của các ngân hàng này không phát triển, khơng có đủ nguồn lực tài chính để thu hút khách hàng cũng như tham gia tích cực trong lĩnh vực cho vay. Hướng phát triển của họ là tập trung đầu tư vào một khách hàng nên mức độ rủi ro

55

rất cao. Hiện tại các ngân hàng cổ phần này khơng gây trở ngại gì cho Vietinbank Cần Thơ trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong tương lai gần các ngân hàng này lại có nhiều cơ hội mở rộng thị phần do đối tượng cho vay của họ là các tổ chức kinh tế và cá nhân còn thiếu một vài điều kiện vay vốn được qui định ở các ngân hàng thương mại lớn, nhất là khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường này thực chất là rất rộng lớn và giàu tiềm năng. Hoạt động hợp nhất của các ngân hàng này cũng gây lo ngại cho các ngân hàng thương mại lớn do chất lượng hoạt động cũng như tiềm năng tài chính của họ đã tăng lên. Điển hình cho hoạt động này là ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng TMCP Á Châu. Các ngân hàng này đều có dư nợ đứng ở mức cao trên 1.300 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tương đối, trong đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu trên 1.200 tỷ đồng cao hơn của Vietinbank Cần Thơ. Các ngân hàng này đang dần chiếm lĩnh thị phần và hoạt động hiệu quả hơn nhằm mở rộng thị trường và cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng thương mại lớn. Ngồi ra, ngân hàng Đơng Á với thế mạnh là sản phẩm dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thẻ mà ít ngân hàng nào có thể cạnh tranh được, ngân hàng Á Châu nổi tiếng về các dịch vụ thanh toán, ngân hàng Xuất Nhập khẩu về chiếm lĩnh thị phần tín dụng, …Do đó, Vietinbank Cần Thơ cũng phải có một số chiến lược phù hợp để có thể phản ứng lại với những đối thủ đã mạnh hơn nhiều so với trước kia.

Bảng 2.27:Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vietinbank Cần Thơ

Đvt:Triệu đồng STT NGÂN HÀNG ĐỘNG HUY VỐN TỔNG DƯ NỢ NỢ XẤU TỶ LỆ NỢ XẤU LỢI NHUẬN 1 NH Đông Á 312,145 1,432,792 17,011 1.19% 9,379 2 NH XNKhẩu Cần Thơ 1,217,646 1,572,281 55,608 3.54% 13,169 3 NH Á Châu 554,096 1,362,492 15,604 1.15% 7,931 4 NH Kỹ Thương 120,080 617,854 1,503 0.24% 10,076 5 NH Sài Gịn Thương Tín 499,275 907,905 16,236 1.79% 24,680

56

Chỉ khoảng vài năm trước, thị trường tín dụng tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại lớn. Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, tình hình này đã thay đổi. Sự có mặt và phương pháp hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng Thương mại cổ phần đã đem lại cho họ phần lớn thị phần mà trước kia thuộc về các ngân hàng Thương mại lớn. Trong tình hình này nhưng thị phần của Vietinbank vẫn tăng trong những năm qua đó là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ Vietinbank đã từng bước giành lại thị phần, chiếm được vị thế so với các ngân hàng thương mại lớn khác.

Tuy không thể đánh giá một cách khả quan dựa trên bảng thị phần trên nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần đã thể hiện được mình chứng tỏ được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của họ trên thị trường. Cụ thể: các ngân hàng Đông Á, Xuất nhập khẩu, Á Châu mặc dù ra đời sau Vietinbank Cần Thơ nhưng chiếm thị phần về tín dụng trên 5%. Ngân hàng Kỹ Thương Cần Thơ dư nợ cho vay nền kinh tế 06 tháng đầu năm 2009 chỉ hơn 600 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đạt trên 10 tỷ đồng (tương đương Vietinbank Cần Thơ), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cả nguồn vốn huy động và dư nợ đều thấp hơn Vietinbank Cần Thơ nhưng lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2009 đạt trên 24 tỷ đồng, Ngân hàng Đông Á, Xuất Nhập Khẩu, Á Châu có mặt tại TP Cần Thơ trong thời gian ngắn nhưng thị phần về tín dụng tăng lên đáng kể, ngang bằng với các ngân hàng có lịch sử lâu đời. Tuy tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng các ngân hàng này vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép và trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay lợi nhuận các ngân hàng trên vẫn được đảm bảo.

Hiện nay ở Cần Thơ đã có chi nhánh ngân hàng nước ngồi đang hoạt động một cách tích cực (HSBC, ANZ). Những ngân hàng này đang đe dọa cướp đi hay chia sẻ các khách hàng truyền thống của Vietinbank Cần Thơ với những thoả thuận hấp dẫn, dịch vụ chất lượng cao. Ngồi ra, cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thông tin hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới cho phép họ hoạt động rất tốt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà Vietinbank cũng đang hướng tới với những tiện ích vượt trội rõ rệt mà họ dành cho khách hàng. Ngoài ra, con số văn phịng đại diện nước

57

ngồi tại Việt Nam cũng là dấu hiệu báo trước một cuộc cạnh tranh còn gay go hơn nhiều đối với các ngân hàng Thương mại lớn.

2.2.4.3.2 Khối các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác

Khối này thực chất chỉ gồm có Cơng ty Tài chính dầu khí và cơng ty cho th tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Công ty tài chính cũng chưa có một mơ hình và cơ chế hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên chưa thể phát huy hết tác dụng của mình (dư nợ của Cty Cho Thuê Tài Chính tại Cần Thơ đến 30/06/2009 chỉ có 224.729 triệu đồng, lợi nhuận -11.418 triệu đồng. Còn Chi nhánh Cơng ty Cổ phần đầu tư Tài Chính Dầu Khí Cần Thơ dư nợ đạt 1.107.459 triệu đồng với lợi nhuận 21.497 triệu đồng. Trong tương lai, khi chức năng của các cơng ty này được cơng nhận bình đẳng với các ngân hàng thì đây cũng là những đối thủ cạnh tranh khơng hề nhẹ nhàng.

Mỗi ngân hàng đều có một lợi thế cạnh tranh riêng. Cụ thể các đối thủ tiềm ẩn trên đây thế mạnh chủ yếu về tín dụng, về dịch vụ, còn nguồn vốn huy động vẫn cịn hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác cũng do tâm lý người dân chưa quen với việc giao dịch ở các ngân hàng Thương mại cổ phần nên các ngân hàng thương mại lớn vẫn còn chiếm ưu thế cao trong việc huy động vốn. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại lớn phải phát huy nhiều hơn nữa để mở rộng thị phần trong điều kiện hội nhập và cạnh hết sức gay gắt như hiện nay.

Kết luận Chương 2:

Trong Chương 2 đề tài đã đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank Cần Thơ trên các vấn đề cơ bản là: thị phần về nguồn vốn, về tín dụng, về hiệu quả kinh doanh, so sánh điểm mạnh điểm yếu với các đối thủ hiện tại, nguyên nhân của nó và các đối thủ tiềm ẩn để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh đi liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong điều kiện mới – điều kiện hội nhập với nền kinh tế quốc tế, nội dung này sẽ được làm rõ hơn tại chương 3.

58

C

CHƯƠƠNNG G 33:: GGIIẢI I PPHHÁPÁP NÂNNGG CCAAOO NNĂNĂNGG LLỰỰCC CCẠẠNNHH

T

TRRAANNHH CCỦỦAA VVIEIETTININBBAANNKK CCẦẦNN TTHƠ

3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2015

Ngày 20-3-2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 366/2009/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai tiếp tục thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 56)